Trường sinh bất lão - giấc mơ không xa?

Trường sinh bất lão - giấc mơ không xa?
Các nhà khoa học đã phát triển được kỹ thuật kéo dài các telomeres - những chiếc “mũ” ở đầu nhiễm sắc thể có vai trò bảo vệ DNA - ở tế bào người trong phòng thí nghiệm, nhờ đó làm tăng tuổi thọ của tế bào.

“Chúng tôi đã tìm ra cách để kéo dài các đoạn telomere của người thêm chừng 1.000 nucleotid”, tác giả chính của nghiên cứu, GS Helen Blau, trường y ĐH Stanford cho biết, “vặn ngược đồng hồ sinh học trong những tế bào này tương đương với nhiều năm sống ở người”.

Các telomere từ lâu đã được cho là có vai trò trong tuổi thọ của người vì chiều dài của telomere ngắn lại khi tế bào già đi. Trong tế bào của người trẻ, các telomere thường dài từ 8.000 - 10.000 nucleotid nhưng sẽ ngắn dần khi tế bào phân chia cho đến lúc đạt chiều dài tới hạn, cũng là lúc tế bào chết.

Mặc dù nhiều bài báo đã viết về “chìa khóa để kéo dài tuổi xuân”, song mục tiêu của các nhà khoa học giản dị hơn nhiều. Bằng cách tăng chiều dài của telomere, các nhà nghiên cứu hi vọng sẽ kéo dài được đời sống của các tế bào thường dùng trong nghiên cứu. Tế bào da có telomere được nối dài nhờ qui trình này có thể phần chia nhiều gấp hơn 40 lần tế bào không xử lý.

“Điều này làm tăng mạnh số tế bào để sử dụng cho những nghiên cứu như thử nghiệm thuốc hoặc mô hình bệnh,” GS Blau cho biết.

Kỹ thuật xử lý một đoạn của RNA thông tin (mRNA) để nó chứa một đoạn mã hóa cho TERT, thành phần hoạt động của enzym telomerase. Telomerase có nhiều trong các tế bào gốc và giúp cho các telomere “dài” ra lúc ban đầu. Ngược lại, các tế bào già chứa ít hoặc không có telomerase.

Các nhà nghiên cứu cho biết kỹ thuật của họ có ưu điểm hơn so với những qui trình kéo dài telomere khác đã từng được thử trước đây ở chỗ nó chỉ có tác dụng tạm thời. Telomere chỉ nên “mọc dài” trong một thời gian ngắn, vì nếu để nó tự do phát triển không kiểm soát, tế bào có thể đột biến và trở thành ung thư.

Chuỗi mRNA sử dụng trong kỹ thuật này chứa một đoạn làm giảm đáp ứng miễn dịch của tế bào, cho phép tác dụng của việc xử lý chỉ kéo dài 48 giờ.

GS John Cooke, Viện Methodist Houston, đồng tác giả của nghiên cứu cho rằng công trình này cũng có thể là “bước đầu tiên tiến tới kéo dài telomere để cải thiện liệu pháp tế bào và điều trị những rối loạn lão hóa nhanh ở người”.

Đặc biệt, các telomere bị cắt ngắn có vai trò trong bệnh loạn dưỡng cơ Duchene, mặc dù mối liên quan còn chưa rõ ràng.

“Ví dụ một ngày nào đó chúng ta có thể nhắm vào các tế bào gốc cơ ở bệnh nhân loạn dưỡng cơ Duchene để kéo dài các telomere của họ”, GS Blau nói. “Điều này cũng có ý nghĩa trong điều trị các bệnh lão hóa, như tiểu đường và bệnh tim”.

Theo Dân trí 

Post by Báo Tiền Phong.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.