Váng sữa rất nghèo dinh dưỡng

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Bởi thế nếu bạn đang tín nhiệm váng sữa thì hãy xem xét lại, điều chỉnh lại chế độ ăn cho trẻ.

Bởi thế nếu bạn đang tín nhiệm váng sữa thì hãy xem xét lại, điều chỉnh lại chế độ ăn cho trẻ.

Váng sữa rất nghèo dinh dưỡng ảnh 1

Giàu năng lượng nhưng nghèo dinh dưỡng

Anh Nhất Linh (ở Vũ Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: “Con bé nhà mình gầy còm, hay ốm, rất kén ăn. Mỗi lần đến bữa là bố mẹ phải làm đủ mọi cách nó mới chịu ăn một ít. Sau đó chẳng hiểu vợ nghe ở đâu về mua váng sữa cho con ăn để nó lớn nhanh hơn, ngày cho ăn 2-3 hộp, rồi nó mê ăn váng sữa ăn gần như là thay cơm luôn. Mẹ nó còn tự động viên rằng váng sữa giàu dinh dưỡng, con ăn ít cơm thì ăn váng sữa bù vào cũng được”.

Không phải riêng gì gia đình anh Nhất Linh mà hiện nay rất nhiều phụ huynh tin rằng váng sữa là thực phẩm giàu dinh dưỡng cho con. Dù mới xuất hiện ở thị trường Việt Nam khoảng vài năm nhưng với nhiều gia đình, bổ sung váng sữa cho con cũng quan trọng như việc cho con uống thêm sữa mỗi ngày. Nhiều nhà sản xuất, phân phối cũng quảng cáo váng sữa với những mỹ từ khiến người tiêu dùng lầm tưởng váng sữa là sự tinh túy nhất của sữa.

Thực chất, váng sữa” là một chế phẩm sản xuất từ sữa tươi. Khi đưa sữa tươi vào máy ly tâm, có lớp dưới cùng là bơ, lớp tiếp theo được tách ra váng sữa. 100kg sữa tươi mới sản xuất ra 1,25kg váng sữa. Để có được váng sữa nguyên chất phải tốn rất nhiều thời gian và nguyên liệu.

Nhìn trên nhãn mác nhiều loại váng sữa hiện nay thì thành phần chủ đạo là “sữa nguyên chất”, “sữa nguyên kem”, hoặc ghi chung chung là sữa… Tỉ lệ sữa nguyên kem trong một hộp “váng sữa” chiếm phổ biến 50-60%, thậm chí có loại lên đến gần 90% là sữa.

Hiện nay, một số sản phẩm đóng hộp được ghi là “váng sữa” đã có thêm các thành phần khác ngoài váng sữa nguyên chất, đó là gồm hương liệu, chất tạo màu, bột ngũ cốc, đường, chất tạo đông hoặc thêm một số dinh dưỡng khác.

Trao đổi với chúng tôi, Ths. Lưu Thị Mỹ Thục, Trưởng khoa Dinh dưỡng tiết chế, Bệnh viện Nhi trung ương cho biết: “Bản thân váng sữa có rất nhiều chất béo, thành phần lipid rất cao, nó chỉ có tác dụng cung cấp năng lượng và thành phần lipid thôi. Ăn váng sữa nó khiến trẻ bị đầy bụng, ngang dạ và sẽ ít ăn những thứ khác. Thành phần thức ăn chính của trẻ vẫn nên là sữa mẹ, và nếu không phải sữa mẹ thì đó là sữa có công thức phù hợp với lứa tuổi của em bé ăn đủ thì bé sẽ lớn. Váng sữa chỉ là món ăn chơi lạ miệng thôi chứ không có công dụng bổ sung dinh dưỡng giúp trẻ lớn nhanh”.

Chính vì váng sữa giàu năng lượng nên được dùng cho trẻ thiếu cân, trẻ ốm dậy nhằm bù đắp năng lượng. Và cũng chính vì điều này nên nhiều phụ huynh hiểu lầm rằng, váng sữa giàu năng lượng đồng nghĩa với dinh dưỡng. Bạn nên biết rằng váng sữa là chế phẩm của sữa, không phải thực phẩm chính cho trẻ, không thay thế được sữa.

Váng sữa rất nghèo dinh dưỡng ảnh 2

Bác sĩ không khuyến khích dùng váng sữa

Bác sĩ Thục cũng trao đổi thêm rằng, các bác sĩ không khuyên những bà mẹ sử dụng váng sữa cho con vì nó không có tác dụng gì đối với trẻ cả, không bổ sung giá trị dinh dưỡng gì cho trẻ, không giàu canxi, giá trị dinh dưỡng khác cũng rất thấp chỉ có chất béo. Việc cho trẻ dùng nhiều chất béo nhiều lại có thể khiến trẻ dễ bị béo phì.

Ăn nhiều váng sữa gây biếng ăn cho trẻ vì váng sữa rất ngọt, độ mỡ cao gây cảm giác đầy bụng, ngang dạ cảm giác gây đói của nó rất ít, nó không có thời gian sống trong dạ dày nên đứa bé sẽ có cảm giác biếng ăn hơn bình thường.

Nếu dùng váng sữa làm thức ăn thay thế sẽ khiến trẻ bị mất cân bằng dinh dưỡng. Bởi vậy phụ huynh không nên dùng váng sữa cho trẻ thừa cân, trẻ đang bị tiêu chảy, trẻ dưới 6 tháng.

Nếu dùng váng sữa để ăn thêm sau khi hết thức ăn tiêu chuẩn thì được chứ không nên dùng làm thức ăn thay thế. Chỉ nên dùng thức ăn theo đúng lứa tuổi, nhưng cách nấu phải đảm bảo đúng quy chuẩn bữa ăn phải đủ các thành phần dinh dưỡng.

Sữa mẹ vẫn là sự lựa chọn hàng đầu cho trẻ để giúp trẻ phát triển tốt nhất trong những tháng đầu đời. Với trẻ ăn dặm, các thức ăn cứng hơn, giàu dinh dưỡng từ thịt, cá, trứng, sữa vẫn là quan trọng nhất.

Chỉ cho con ăn khi được hơn 1 tuổi

Nếu các bà mẹ vẫn muốn cho con ăn váng sữa thì chỉ nên cho trẻ ăn khi trẻ đã được 1 tuổi. Khi mới dùng váng sữa có thể ăn với lượng ít sau đó tăng dần lên theo nhu cầu.

Lượng dùng với trẻ 8 tháng đến 1 tuổi là từ 30-50g/ngày (tương đương 1/2-1 hộp/ ngày), còn với trẻ trên 1 tuổi từ 50-80g.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG