Vì sao 6 giờ đầu sau đột quỵ là 'cơ hội vàng' để cứu bệnh nhân?
TPO - Khi bệnh nhân bị đột quỵ cứ 1 phút lại có 2 triệu tế bào thần kinh mất đi. Thời gian vàng để đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế là trong 6 giờ đầu, đặc biệt, đối với bệnh nhân xuất huyết não.

Thời gian vàng để đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế là trong 6 giờ đầu. Đặc biệt, đối với bệnh nhân xuất huyết não việc cấp cứu trong 6 giờ đầu càng quan trọng hơn vì bệnh nhân bị chảy máu nếu để lâu thì máu càng chảy nhiều hơn, đe dọa tính mạng càng nghiêm trọng.
"Nhưng không đồng nghĩa với việc qua 6 giờ bệnh nhân sẽ không còn cơ hội được cứu", bác sĩ Cường nói.
Trong vòng 45 phút khi tới phòng cấp cứu bệnh nhân cần được chụp CT để chẩn đoán, đó là mốc thời gian trung bình và tối thiểu để xác định bệnh nhân có bị đột quỵ không, nếu có thì là loại đột quỵ nào.
Cơn tai biến còn có thể gây ảnh hưởng đến một vài bộ phận khác trên cơ thể bao gồm:
Không nhìn rõ ở một hoặc cả hai bên mắt
"Hiện nay đột quỵ có khuynh hướng trẻ hóa. Trước đây, có rất ít trường hợp đột quỵ từ 40 tuổi trở xuống. Tuy nhiên trong 5 năm trở lại đây, tỉ lệ bệnh nhân dưới 40 tuổi bị đột quỵ ngày càng gia tăng. Rượu bia và thuốc lá sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thống mạch máu, hệ thần kinh làm cho bệnh nhân bị đột quỵ ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Hơn nữa chúng ta rất ít vận động, điều kiện môi trường làm việc quá căng thăng như thức đêm nhiều, vận động quá sức cũng làm cho tỉ lệ đột quỵ ngày càng gia tăng", bác sĩ Cường khuyến cáo.
Cùng chuyên mục

Thêm 2 người mắc mới COVID-19, nguy cơ lây nhiễm từ khu cách ly không tuân thủ quy định

Bộ Y tế đánh giá cao công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Cần Thơ

Cuộc đại phẫu 14 tiếng cứu thiếu niên 14 tuổi bị tai nạn giao thông

Đi cả nghìn cây số đến tận nhà tôi, 'em kết nghĩa' của chồng hé lộ sự thật khủng khiếp

Sở Y tế TPHCM vào cuộc vụ sản phụ liệt nửa người sau sinh

Anh chuẩn bị các phiên bản vắc xin COVID-19 để chống lại các biến thể mới

Sau làm đẹp, cô gái trẻ 'được khuyến mại' đôi môi sưng vù đầy mủ
