Vì sao 6 giờ đầu sau đột quỵ là 'cơ hội vàng' để cứu bệnh nhân?

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
TPO - Khi bệnh nhân bị đột quỵ cứ 1 phút lại có 2 triệu tế bào thần kinh mất đi. Thời gian vàng để đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế là trong 6 giờ đầu, đặc biệt, đối với bệnh nhân xuất huyết não.

Đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong thứ 2 toàn thế giới,  ảnh hưởng đến 17 triệu người và chịu trách nhiệm cho 6,7 triệu ca tử vong mỗi năm. Đây là căn bệnh chủ yếu ở các nước có mức thu nhập thấp và trung bình. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tại Việt Nam đột quỵ  là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, mỗi năm nước ta có hơn 200.000 ca đột quỵ,  trong đó có đến 50% số ca đột quỵ diễn biến xấu đi và tử vong.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trần Chí Cường (Chủ tịch Hội Can thiệp Thần kinh TP.HCM): Khi bệnh nhân bị đột quỵ cứ 1 phút lại có 2 triệu tế bào thần kinh bị mất đi nên rất cần được di chuyển tới cơ sở y tế nhanh nhất có thể.

Thời gian vàng để đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế là trong 6 giờ đầu. Đặc biệt, đối với bệnh nhân xuất huyết não việc cấp cứu trong 6 giờ đầu càng quan trọng hơn vì bệnh nhân bị chảy máu nếu để lâu thì máu càng chảy nhiều hơn, đe dọa tính mạng càng nghiêm trọng.

"Nhưng không đồng nghĩa với việc qua 6 giờ bệnh nhân sẽ không còn cơ hội được cứu", bác sĩ Cường nói.

Trong vòng 45 phút khi tới phòng cấp cứu bệnh nhân cần được chụp CT để chẩn đoán, đó là mốc thời gian trung bình và tối thiểu để xác định bệnh nhân có bị đột quỵ không, nếu có thì là loại đột quỵ nào.

PGS.TS Vũ Đăng Lưu, Phó Giám đốc Trung tâm Điện quang, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hiện nay với những bệnh nhân đến sớm trước 6 tiếng kể từ khi đột quỵ xảy ra, việc chụp cắt lớp vi tính và chụp mạch cắt lớp vi tính mạch máu cần thiết hơn, sau đó bác sĩ sẽ quyết định lấy huyết khổi hoặc sử dụng thuốc tiêu sợi huyết, hoặc phối hợp cả hai. Còn đối với những bệnh nhân đến muộn từ 6-24 tiếng, lõi hoại tử chưa quá lớn  bác sĩ  vẫn có chỉ định lấy huyết khối, sẽ giúp phục hồi những phần não chưa bị  hoại tử, hạn chế tối đa các tổn thương của não.

Cơn đột quỵ thường biểu hiện ra bằng các dấu hiệu như mất khả năng nói, thay đổi nét mặt và lú lẫn. Bệnh nhân thường gặp khó khăn khi nói hoặc khi cố gắng hiểu một cuộc đối thoại nào đó.

Dấu hiệu nhận biết người bị đột quỵ

Những triệu chứng khác liên quan đến tình trạng sụp đổ của não bộ bao gồm hoa mắt, mất phương hướng, mất thăng bằng và hay có những cơn đau đầu bất chợt.

Cơn tai biến còn có thể gây ảnh hưởng đến một vài bộ phận khác trên cơ thể bao gồm:

Không nhìn rõ ở một hoặc cả hai bên mắt

Tay, chân và mặt bị yếu hoặc tê liệt, đa phần là ở một bên cơ thể. Triệu chứng này thường tấn công một cách đột ngột

Buồn nôn hoặc nôn mửa

Mệt mỏi toàn thân

Đột nhiên khó đi lại.

"Hiện nay đột quỵ có khuynh hướng trẻ hóa. Trước đây, có rất ít trường hợp đột quỵ từ 40 tuổi trở xuống. Tuy nhiên trong 5 năm trở lại đây, tỉ lệ bệnh nhân dưới 40 tuổi bị đột quỵ ngày càng gia tăng. Rượu bia và thuốc lá sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thống mạch máu, hệ thần kinh làm cho bệnh nhân bị đột quỵ ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Hơn nữa chúng ta rất ít vận động, điều kiện môi trường làm việc quá căng thăng như thức đêm nhiều, vận động quá sức cũng làm cho tỉ lệ đột quỵ ngày càng gia tăng", bác sĩ Cường khuyến cáo.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.