Vì sao không nên uống nước đá vào mùa hè?

Uống lạnh quá mức cho phép sẽ làm cho các vi mạch máu trong dạ dày, ruột co thắt lại, dẫn đến niêm mạc thiếu máu,...

Mùa hè nắng nóng, khi lao động, tập luyện, đi lại... mồ hôi ra nhiều làm cho chúng ta rất khát nước. Vừa nóng vừa khát nên ai cũng thích uống một cốc nước đá vì nghĩ là sẽ mát và đỡ khát. Nhưng sự thực lại không đúng như vậy. Bởi các phân tử nước trong nước uống lạnh lúc đó đang tích hợp lại sẽ rất khó thấm vào tế bào, nên dù bạn có uống nước lạnh thì cơ thể vẫn rất khát.

Vì sao không nên uống nước đá vào mùa hè? ảnh 1

Trái lại trong nước uống nóng, đơn phân tử nước hoàn toàn thẩm thấu vào tế bào để bổ sung lượng nước đã mất. Do đó uống nước đá lạnh không hết khát nhanh bằng uống nước nóng, hoặc hơi âm ấm. Nếu bạn thường xuyên uống lạnh sẽ bị thiếu nước cung cấp cho tế bào.

Mặt khác tuy đồ uống lạnh có làm ta sảng khoái nhưng đối với người mới cảm mạo, say nắng, mồ hôi không thoát ra được, cơ thể không tản nhiệt được nên làm tăng nguy cơ sốt. Tuy nhiên để vừa giải khát vừa làm mát cơ thể khi nóng và khát, chúng ta có thể uống nước lạnh khoảng 8-15 độ C, với các loại nước đun sôi để nguội, nước cam, chanh, mía... và uống nên từ từ.

Nếu bạn uống lạnh quá mức cho phép sẽ làm cho các vi mạch máu trong dạ dày, ruột co thắt lại, dẫn đến niêm mạc thiếu máu, từ đó làm giảm chức năng tiêu hoá và sát khuẩn của dạ dày, ruột dẫn đến bị đau bụng, tiêu chảy cấp.

Những đối tượng không nên uống nước đá

1. Trẻ nhỏ

Đường ruột và dạ dày của trẻ nhỏ phát triển chưa hoàn thiện, cực kỳ nhạy cảm đối với những kích thích của nước lạnh, đồ uống lạnh. Trẻ nhỏ uống đồ lạnh sẽ gây ra một số chứng bệnh như tiêu chảy, đau bụng, đau họng, ho… hơn nữa còn dễ gây bệnh viêm họng cấp tính, bệnh đường ruột… Đặc biệt, trẻ nhỏ trong khoảng 6 tháng tuổi thì tuyệt đối không nên cho uống nước lạnh và dùng các các đồ uống lạnh.

2. Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt

Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt uống nhiều đồ lạnh sẽ khiến các mạch máu nhỏ ở khoang chậu co lại, từ đó phát sinh các hiện tượng như đau bụng kinh, thậm chí kiệt sức, cho nên cần phải hạn chế dùng đồ uống lạnh.

3. Phụ nữ mang thai và người già

Ở phụ nữ mang thai và những người cao tuổi, chức năng tiêu hóa bị giảm sút, khả năng hấp thụ các đồ uống lạnh cũng không tốt như trước. Nếu uống nhiều nước lạnh, nhẹ thì sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, nặng hơn thi có thể gây ra một số bệnh về đường ruột. Vì thế với phụ nữ mang thai và người già, đặc biệt là những người có thể trạng không tốt nên ít hoặc không uống nước lạnh.

4. Người bị bệnh về tiêu hóa

Những người bị bệnh về tiêu hóa như loét dạ dày cấp tính, viêm đường ruột cấp tính… nếu uống nước lạnh hoặc dùng đồ uống lạnh sẽ làm cho các vi mạch máu trong dạ dày, ruột co thắt lại, dẫn đến niêm mạc thiếu máu, từ đó làm giảm chức năng tiêu hóa và khả năng sát khuẩn của dạ dày, ruột dẫn đến các chứng bệnh về tiêu hóa,

5. Người bị bệnh tim mạch

Khi một lượng lớn đồ uống qua đường tiêu hóa thức ăn xuống dạ dày, có thể dẫn đến việc co thắt các động mạch ở xung quanh, dẫn đến rối loạn nhịp tim, cao huyết áp, đau cơ tim. Chính vì thế, những người bị bệnh về tim mạch khi bệnh tình khá nặng thì tốt nhất không nên sử dụng đồ uống lạnh.

6. Người đang ra nhiều mồ hôi

Sau khi lao động mệt nhọc, mồ hôi ra nhiều khiến bạn cảm thấy rất khát nước. Vừa nóng, vừa khát nên ai cũng thích uống một cốc nước đá hoặc bia lạnh để giải khát. Nhưng thực tế không đúng như vậy vì khi đó phân tử nước lạnh lúc đó đang tích hợp lại sẽ khó có thể thâm nhập vào tế bào, nên dù có uống nhiều nước lạnh thì cơ thể vẫn thiếu nước. Hơn nữa, đối với người mới bị cảm mạo, say nắng do mồ hôi không thoát ra được, cơ thể không tản nhiệt được sẽ làm tăng nguy cơ bị sốt. Nếu lúc đó uống nước lạnh vào sẽ khiến bệnh càng nặng hơn.

7. Người bị sâu răng

Những người bị sâu răng khi ăn uống đồ lạnh sẽ làm cho răng bị đau buốt hơn, đồng thời làm giảm sức kháng bệnh của răng dễ gây ra các bệnh răng miệng khác, cho nên những người sau răng không nên ăn uống đồ lạnh.

Theo Giáo dục Việt Nam
MỚI - NÓNG