Vì sao nàng dâu thường nói xấu mẹ chồng?

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Cuộc chiến cứ thế kéo dài mãi, ai cũng cho rằng mâu thuẫn mẹ chồng-nàng dâu là điều khó tránh khỏi và không bận tâm tìm hiểu nguồn cơn của vấn đề.

Nhiều cô dâu hay thắc mắc với nhau rằng: “Tại sao bà ấy cũng đi làm dâu, lại không hiểu nỗi khổ của người làm dâu, nhưng cứ thích hành hạ chị em chúng ta?”.

Những bà mẹ chồng thì: “Chúng ta đã làm dâu rất vất vả, nên nó cũng phải vất vả mới hiểu được thế nào là làm dâu”.

Con dâu: “Mình rất muốn quý mẹ chồng, nhưng không thể nào làm được vì bà ấy không giống mẹ mình”.

Mẹ chồng: “Tôi không ghét con dâu, nhưng mà nó không hiểu sự quan tâm của tôi nên tôi mặc kệ”.

Một nghiên cứu mới đây về quan hệ mẹ chồng nàng dâu của tác giả Terri Apter (Anh) đưa ra trong cuốn sách vừa xuất bản đã lý giải được điều đó: Sự xung đột muôn thuở giữa mẹ chồng và nàng dâu có nguyên nhân rất khoa học: các bà vợ được lập trình sẵn trong não để không ưa mẹ chồng. Dù một người vợ mong muốn yêu mến mẹ của bạn đời, thì cô ấy vẫn luôn có sẵn tư tưởng rằng hai người sẽ không hòa hợp với nhau. Tư tưởng này được hình thành từ trước khi cô ấy bước qua ngưỡng cửa về nhà chồng.

Nghiên cứu này cũng chỉ ra: “Một phần của vấn đề đôi khi bắt nguồn từ chính những rắc rối giữa người mẹ và con trai. Trong khi những rắc rối này chưa được giải quyết hết khi anh ta bắt đầu một mối quan hệ mới”, đồng nghĩa với điều đó là anh ta “tặng” mẹ mình một mối quan hệ mới, một mâu thuẫn tương lai. Thay vì dàn xếp mối căng thẳng giữa mẹ và vợ, thì người chồng lại đứng sang một bên và để mặc hai người chiến đấu với nhau. 

Hơn 200 người, trong đó có 49 cặp vợ chồng, được phỏng vấn để lấy dữ liệu cho quyển sách thì khoảng 70% số phụ nữ than phiền rằng họ bị ức chế lâu ngày do mâu thuẫn với mẹ chồng. Và ngược lại, hầu hết các bà mẹ chồng đều cảm thấy bị đẩy ra ngoài cuộc sống của con trai mình khi có con dâu.

Tiến sĩ Apter, nhà tâm lý tại Đại học Newnham, Cambridge ở Anh, cho rằng cả hai người phụ nữ đều tự cho rằng người kia đang ngầm phá hoại cuộc sống của mình. “Sự bất an này thực ra không bắt nguồn từ những cư xử thực tế, mà chủ yếu liên quan tới những định kiến đã tồn tại từ quá lâu. Cả bà mẹ và người vợ đều tìm cách tranh giành vị trí người chủ trong gia đình”. Bà mẹ cảm thấy người con dâu đã chiếm mất vị trí, công việc, tình cảm của mình. Do đó bà mẹ mới nghĩ con dâu cố tình “lấn sân”, nhưng thực ra cô ấy chỉ cố gắng làm tròn bổn phận của một người con dâu.

Việc chấm dứt mối bất hòa này sẽ trở nên dễ dàng nếu người chồng xác định rõ vai trò của mỗi người phụ nữ. Giáo sư Đại học South Australia- Alison Mackinnon nhận định: “Nếu các bà mẹ chồng đi làm lâu hơn và có cuộc sống của riêng mình thì họ sẽ ít can thiệp vào cuộc sống của con trai hơn”.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG