Vì sao rắn lục đuôi đỏ nhiều và nguy hiểm?

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Rắn lục đuổi đỏ xuất hiện nhiều ở một số tỉnh thành, trong nhiều tháng qua, có hàng trăm người đã phải nhập viện vì rắn lục đuôi đỏ cắn.

Vừa qua, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên xác nhận, đã điều trị cho 141 bệnh nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn, nhiều nhất là trong tháng 11, với 41 ca. Tại Quảng Nam, Quảng Ngãi cũng có gần 40 người bị loại rắn độc này cắn.

Hiện nay xuất hiện nhiều tin đồn gây hoang mang vì nhiều tỉnh thành xuất hiện rắn lục đuôi đỏ, nhiều người cũng chia sẻ cách xử lý với rắn lục đuôi đỏ như thế nào. Tuy nhiên, người dân cũng cần bình tĩnh hơn trước những thông tin này để có những cách xử lý phù hợp.

Việt Nam có khoảng 151 loài rắn. So với các loài rắn khác, quá trình mang thai của rắn lục đuôi đỏ rất nhanh, chỉ dài khoảng 2 tháng, sau đó sinh con. Số lượng mỗi lứa đẻ của loại rắn này cũng rất cao, từ 4 đến 16, 17 con.

Theo nhà nghiên cứu bò sát lưỡng cư, Ông Phùng Mỹ Trung – Admin trang web sinh vật rừng Việt Nam chia sẻ: Mỗi loài sinh ra đều có một nguồn thức ăn nhất định. Chúng đã tồn tại và đã trải qua hàng triệu năm sinh tồn bằng nguồn thức ăn đó. Loài rắn lục đuôi đỏ cũng vậy chúng đã tồn tại và phát triển nhờ nguồn thức ăn ở vùng phân bố, định cư.

Tại sao rắn lục đuôi đỏ lại xuất hiện nhiều và cắn người như hiện nay ư? Đó là do con người chặt đứt chuỗi mắt xích sinh học ấy bằng cách trực tiếp hay gián tiếp can thiệp sâu vào nguồn thức ăn và môi trường sống của chúng.

Con người vào rừng, săn bắt các loài thức ăn của nó như bắt các loài ếch, nhái, chuột, côn trùng để ăn. Phá hoại môi trường sống của chúng như phá rừng, làm nương rẫy, khai thác cạn kiệt nguồn nước khiến rất nhiều loài trong chuỗi thức ăn của rắn lục bị biến mất.

Khi nguồn thức ăn ở rừng bị cạn kiệt, rắn lục đuôi đỏ phải vào bò ra khỏi rừng để kiếm ăn và trong khi tìm kiếm được thức ăn chúng trở nên hung dữ hơn nhằm tồn tại. Vô tình hay cố ý chúng gặp các loài khác và cảm nhận thấy mới đe dọa nên chúng tấn công, trong đó có con người.

Chính con người đã gây nên sự bất ổn về đa dạng sinh học, nên những hậu quả đó con người phải chấp nhận. Không chỉ với rắn lục đuôi đỏ mà còn nhiều loài động vật hoang dã khác như voi, heo rừng …và cơn thịnh nộ của thiên nhiên như lũ quét, ngập lụt, hạn hán mất mùa do thiên tai …

Theo nhà nghiên cứu Phùng Mỹ Trung, con người không nên giết hay bắt rắn lục đuôi đỏ. Vì nếu tận diệt chúng, sẽ cắt đứt chuỗi mắt xích tuần hoàn sinh học khiến cho những loài động vật có hại khác khác phát triển. Vì vậy, người dân cần phải có ý thức bảo toàn sinh học.

“Mọi loài sinh ra đều có quyền tồn tại trong môi trường sống của chúng. Chúng ta không thể đầy chúng đến bờ vực tuyệt chủng mà một điều hết sức quan trọng là chúng ta phải bảo vệ sự tồn tại của chúng trong ngôi nhà chung thiên nhiên bằng cách khai thác có kiểm soát để bảo vệ sự sống của chính mình…
Cần nâng cao ý thức người dân bảo vệ thiên nhiên để tránh bài học đắt giá như hiện nay không chỉ với loài động vật hoang dã nào.”- Ông Trung chia sẻ.

Theo Giadinh.net
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.