Viêm gan và tiêm vaccin viêm gan cho trẻ sơ sinh

Đại diện báo Tiền Phong và các chuyên gia tại cuộc giao lưu.
Đại diện báo Tiền Phong và các chuyên gia tại cuộc giao lưu.
TPO - Tại Việt Nam, ước tính hiện nay có khoảng 8,7 triệu người nhiễm vi rút viêm gan B và khoảng 1 triệu người nhiễm vi rút viêm gan C. Số trường hợp tử vong ước tính tại thời điểm năm 2015 do vi rút viêm gan B là khoảng hơn 23.000 người và do vi rút viêm gan C là khoảng hơn 6.000 người.

Viêm gan vi rút là bệnh truyền nhiễm phổ biến gây ra hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và dẫn đến tử vong do các biến chứng nguy hiểm như suy gan cấp, xơ gan và ung thư gan. 

Tại Việt Nam, ước tính hiện nay có khoảng 8,7 triệu người nhiễm vi rút viêm gan B và khoảng 1 triệu người nhiễm vi rút viêm gan C. Số trường hợp tử vong ước tính tại thời điểm năm 2015 do vi rút viêm gan B là khoảng hơn 23.000 người và do vi rút viêm gan C là khoảng hơn 6.000 người.

Trong bối cảnh gánh nặng bệnh tật do vi rút viêm gan ngày càng trở nên nặng nề, đồng thời hưởng ứng Ngày Viêm gan thế giới (28/7), Cục Y tế Dự phòng – Bộ Y tế kết hợp với Báo điện tử Tiền Phong tổ chức chương trình Giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Tuyên truyền phòng chống Bệnh viêm gan virus, tiêm vắc xin Viêm gan B sơ sinh” nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về gánh nặng bệnh tật do viêm gan vi rút và các giải pháp phòng chống viêm gan vi rút cho trẻ nhỏ.

Buổi giao lưu trực tuyến được tổ chức vào 14h ngày 01/08/2016 với sự tham gia tư vấn của các chuyên gia hàng đầu về bệnh Viêm gan virus:

- Ông Vũ Ngọc Long – Trưởng phòng Kiểm dịch Y tế biên giới – Cục Y tế dự phòng.

- Tiến sĩ Dương Thị Hồng – Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương.

- Thạc sĩ/Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương.

Để giao lưu cùng các chuyên gia, bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi về hòm thư: nline@baotienphong.com.vn

Buổi giao lưu trực tuyến bắt đầu

Trực tuyến: Phòng chống viêm gan virus và tiêm vaccin viêm gan B sơ sinh

DANH SÁCH KHÁCH MỜI

Tại Việt Nam, ước tính hiện nay có khoảng 8,7 triệu người nhiễm vi rút viêm gan B và khoảng 1 triệu người nhiễm vi rút viêm gan C. Số trường hợp tử vong ước tính tại thời điểm năm 2015 do vi rút viêm gan B là khoảng hơn 23.000 người và do vi rút viêm gan C là khoảng hơn 6.000 người.

Viêm gan vi rút là bệnh truyền nhiễm phổ biến gây ra hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và dẫn đến tử vong do các biến chứng nguy hiểm như suy gan cấp, xơ gan và ung thư gan. Tại Việt Nam, ước tính hiện nay có khoảng 8,7 triệu người nhiễm vi rút viêm gan B và khoảng 1 triệu người nhiễm vi rút viêm gan C. Số trường hợp tử vong ước tính tại thời điểm năm 2015 do vi rút viêm gan B là khoảng hơn 23.000 người và do vi rút viêm gan C là khoảng hơn 6.000 người.

Trong bối cảnh gánh nặng bệnh tật do vi rút viêm gan ngày càng trở nên nặng nề, đồng thời hưởng ứng Ngày Viêm gan thế giới (28/7), Cục Y tế Dự phòng – Bộ Y tế kết hợp với Báo điện tử Tiền Phong tổ chức chương trình Giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Tuyên truyền phòng chống Bệnh viêm gan virus, tiêm vắc xin Viêm gan B sơ sinh” nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về gánh nặng bệnh tật do viêm gan vi rút và các giải pháp phòng chống viêm gan vi rút cho trẻ nhỏ.

Buổi giao lưu trực tuyến được tổ chức vào 14h ngày 1/8/2016 với sự tham gia tư vấn của các chuyên gia hàng đầu về bệnh viêm gan virus:

- Ông Vũ Ngọc Long – Trưởng phòng Kiểm dịch Y tế biên giới – Cục Y tế dự phòng.

- Tiến sĩ Dương Thị Hồng – Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

- Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.

Viêm gan và tiêm vaccin viêm gan cho trẻ sơ sinh ảnh 4 Các vị khách mời tại buổi giao lưu trực tuyến

Đúng 14h, buổi giao lưu trực tuyến bắt đầu.

Mở đầu buổi giao lưu, đại diện báo Tiền Phong cho biết: Những năm gần đây số lượng người nhiễm viêm gan do virut đang ngày càng gia tăng.  Không chỉ lây truyền qua thức ăn ô nhiễm hay dùng chung kim tiêm, loại bệnh phá hoại gan này còn có thể lây truyền qua đường tình dục. Hậu quả của viêm gan virut dẫn đến ung thư gan, xơ gan, các thể xơ gan cấp và mạn tính phối hợp với những bệnh nhân đái đường, tăng huyết áp, suy thận, lao phổi, HIV/AIDS… dẫn tới tử vong hàng năm trên 10 vạn người.

Để giúp bạn đọc có thêm những kiến thức cơ bản để phòng chống căn bệnh nguy hiểm này, Báo Tiền Phong tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến với sự tham gia tư vấn của các chuyên gia hàng đầu về bệnh viêm gan virus.

Phát biểu tại buổi giao lưu, nhà báo Vũ Tiến, Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong cho biết: "Báo Tiền Phong luôn xác định một trong những nhiệm vụ quan trọng của mình là sát cánh cùng các thầy thuốc để chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trong những ngày qua, rất nhiều bạn đọc đã gửi câu hỏi cho chúng tôi về chủ đề của buổi giao lưu. Hy vọng rằng với sự phối hợp của các chuyên gia, cuộc giao lưu hôm nay sẽ giúp cho nhân dân có thêm những kiến thức để công tác phòng chống dịch bệnh có hiệu quả hơn."

Để giao lưu cùng các chuyên gia, kính mời bạn đọc gửi câu hỏi bên dưới đây.

  • 1. Thời gian: Chủ nhật, ngày 31/07/2016 - 21:06
  • 2. Địa điểm: Trụ sở Báo Tiền Phong

Bạn Mạnh Hoàng, hoangvanmanh37@gmail.com hỏi:

Việt Nam hiện nay là một trong những nước có tỷ lệ mắc viêm gan vi rút cao và liên tục có dấu hiệu gia tăng. Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế đã có những biện pháp gì để đối phó với tình trạng này?

Ông Vũ Ngọc Long
Ông Vũ Ngọc Long

Để giảm tỉ lệ nhiễm virus viêm gan B cho cộng đồng, Bộ Y tế đã triển khai tích cực, đồng bộ nhiều biện pháp:

- Tuyên truyền về tác hại, đường lây truyền, cách phòng chống trên các phương tiện thông tin đại chúng tới người dân để chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống cho bản thân và cộng đồng.

- Thường xuyên cập nhật các biện pháp dự phòng, điều trị để áp dụng cho cộng đồng và điều trị bệnh nhân; đẩy mạnh việc phòng chống nhiễm trùng bệnh viện.

- Triển khai các chiến dịch và tiêm định kì vaccin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24h đầu và cho trẻ dưới 1 tuổi, cũng như một số đối tượng có nguy cơ như: phụ nữ đang mang thai, cán bộ y tế... để hạn chế sự lây nhiễm virus viêm gan B.

- Áp dụng các biện pháp phòng bệnh đối với nhóm nguy cơ cao như tuyên truyền về sử dụng bơm kim tiêm riêng, không dùng chung các dụng cụ xăm, dùng bao cao su trong sinh hoạt tình dục... 

- Xây dựng các mô hình làng văn hóa sức khỏe, khuyến khích người dân có các hành vi chăm sóc sức khỏe lành mạnh, hạn chế các nguy cơ lây nhiễm.

Các biện pháp nêu trên cần có sự tham gia một cách thường xuyên, liên tục của người dân. Đặc biệt là đối với các bà mẹ phòng lây nhiễm cho con mình thông qua việc tiêm vaccin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24h.

Do thời gian giao lưu có hạn, lượng câu hỏi của bạn đọc gửi đến quá lớn, nên nhiều câu hỏi chưa được các khách mời giải đáp. Báo Tiền Phong đã chuyển các câu hỏi còn lại của quý vị bạn đọc đến các chuyên gia. Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn!

Bạn Khang Trần, tranminhkhang27@gmail.com hỏi:

Tỷ lệ gia tăng các ca bệnh viêm gan ở nước ta là do đâu thưa ông?

Ông Vũ Ngọc Long
Ông Vũ Ngọc Long

Tỉ lệ nhiễm virus viêm gan ở Việt Nam hiện nay rất cao và do nhiều nguyên nhân:

- Do truyền từ mẹ sang con (trong quá trình chuyển dạ).

- Do dùng chung bơm kim tiêm, dụng cụ xăm...

- Do lây truyền qua đường tình dục không an toàn.

- Do ăn thực phẩm bị nhiễm virus viêm gan A, E.

- Một số trường hợp có thể do truyền máu chưa được xét nghiệm sàng lọc (truyền máu khẩn cấp trong trường hợp hết máu dự trữ và phải lấy từ người nhà...) hoặc virus đang ở trong giai đoạn cửa sổ (không phát hiện được qua xét nghiệm thông thường).

Gần đây, do nhận thức của người dân ngày càng nâng cao, đồng thời Bộ Y tế cũng khuyến khích việc khám sàng lọc để phát hiện sớm các trường hợp nhiễm virus viêm gan nên số trường hợp phát hiện nhiễm virus viêm gan có thể gia tăng. 

Tuy nhiên, ở mức độ cộng đồng, qua điều tra của Bộ Y tế, tỉ lệ nhiễm virus viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi đã có xu hướng giảm từ trên 2% (năm 2010) đã xuống còn dưới 2% vào năm 2014 và đang phấn đấu để đạt dưới 1% vào năm 2017.

Bạn Hoàng Hà, hahoangpham56@gmail.com hỏi:

Tôi phát hiện mắc bệnh viêm gan B được gần 6 tháng và đang điều trị theo đơn thuốc của bác sỹ. Cho tôi hỏi chế độ ăn uống có ảnh hưởng gì đến bệnh không? Mỗi bữa ăn tôi thường uống một chén nhỏ rượu thuốc, vậy có làm bệnh nặng hơn hay làm mất tác dụng của thuốc điều trị không?

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp
Viêm gan và tiêm vaccin viêm gan cho trẻ sơ sinh ảnh 8 Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp
Người bị bệnh viêm gan B đang điều trị nên thực hiện chế độ ăn dễ tiêu, hạn chế các loại thuốc hoặc chất gây độc với gan trong đó có rượu bia. Việc bạn uống ít rượu có thể không làm mất tác dụng của thuốc nhưng có thể làm tình trạng tổn thương gan của bạn nặng thêm. Bạn nên tuân thủ tốt các hướng dẫn của bác sỹ điều trị về chế độ ăn và chế độ kiêng cữ. 

Bạn Võ ngọc thạch, vatlycongnghe11@gmail. com hỏi:

Tôi 38 tuổi, vừa đi xét nghiệm ở Quy Nhơn có bị men gan cao, viêm gan B. Cho tôi hỏi bệnh này ở miền Nam bệnh viện nào điều trị giỏi nhất, có thể khỏi bệnh không? Nghe nói uống thuốc điều trị viêm gan B thì dễ bị suy thận phải không ạ? Cảm ơn.

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp

Có rất nhiều địa chỉ điều trị viêm gan tốt ở miền nam như Bệnh viện Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh, Khoa truyền nhiễm bệnh viện Chợ Rẫy hay các khoa truyền nhiễm của các bệnh viện trung ương, bệnh viện tỉnh. 

Với bệnh viêm gan B mạn, không thể điều trị khỏi hoàn toàn mà chỉ điều trị giúp ổn định và ngăn ngừa các nguy cơ như xơ gan và ung thư gan. 

Có rất nhiều thuốc điều trị viêm gan B khác nhau trong đó có loại ảnh hưởng tới thận, có loại không ảnh hưởng, bạn nên đến khám tại các cơ sở y tế uy tín để thầy thuốc lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất đối với bạn.

Bạn Kiều Trang, trangkieu@gmail.com hỏi:

Tại sao lại áp dụng liều tiêm vắc xin viêm viêm gan B sau sinh toàn cầu cho tất cả các trẻ sơ sinh mà không áp dụng cách tiếp cận mục tiêu, chọn lọc chỉ dành cho những trẻ sinh ra bởi các bà mẹ dương tính với viêm gan B?

Tiến sĩ Dương Thị Hồng
Tiến sĩ Dương Thị Hồng
Viêm gan và tiêm vaccin viêm gan cho trẻ sơ sinh ảnh 11 Tiến sĩ Dương Thị Hồng
Tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh cho trẻ trong 24 giờ đầu sau sinh và tiêm đủ 3 mũi vắc xin viêm gan B vào lúc 2-3-4 tháng tuổi là cách phòng bệnh hiệu quả nhất. Tiêm vắc xin cho trẻ trong 24 giờ đầu sau sinh giúp bảo vệ trẻ phòng nhiễm virus viêm gan B đạt hiệu quả cao. Ngay cả trong trường hợp bà mẹ không bị nhiễm virus viêm gan B thì bé cũng sớm được phòng bệnh viêm gan B do lây truyền từ những người xung quanh.

Việt Nam là nước thuộc vùng có tỷ lệ lưu hành bệnh viêm gan B cao (khoảng 10-20%). Điều đó cho thấy, bệnh viêm gan B vẫn là một trong những bệnh phổ biến tại Việt Nam.

Virut viêm gan B không chỉ lây truyền từ mẹ sang con mà còn có nguy cơ lây truyền từ nhân viên y tế, môi trường bệnh viện và người chăm sóc trẻ. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vắc xin viêm gan B là cách phòng bệnh hiệu quả nhất. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo và hầu hết các quốc gia đã thực hiện việc tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong 24 giờ đầu mà không thực hiện việc chọn lọc chỉ tiêm cho những trẻ sinh ra từ các bà mẹ dương tính với viêm gan B.

Bạn Phạm Vũ Hiền, hienpv@gmail.com hỏi:

Thưa chị Dương Thị Hồng, phụ nữ mắc viên gan vi rút có nên cho con bú không?

Tiến sĩ Dương Thị Hồng
Tiến sĩ Dương Thị Hồng

Viêm gan virut B là bệnh lây truyền qua đường máu, hiện chưa có bằng chứng về việc lây truyền virut viêm gan B qua sữa mẹ. Việc cho con bú sữa mẹ vẫn được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo ngay cả đối với bà mẹ có nhiễm virut viêm gan B.

Ngoài dinh dưỡng, sữa mẹ còn chứa nhiều kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Tuy nhiên virut có thể lây truyền qua tiếp xúc với dịch tiết của bà mẹ, các trầy xước ở da và niêm mạc… Vì vậy đối với các mẹ đang cho con bú, đặc biệt là các bà mẹ bị viêm gan siêu vi B mãn tính nên tránh cho bé bú trực tiếp khi bị các bệnh lý ở vú như nứt cổ gà (nứt đầu ti), chảy máu hoặc tổn thương vú, vì trong trường hợp vú có tổn thương như thế, bé có thể tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết huyết thanh của mẹ.

Bạn Khoa Khoa, hongkhoa821977@gmail.com hỏi:

Để kiểm soát được sự lây lan bệnh viêm gan trong cộng đồng, Cục Y tế dự phòng có những khuyến cáo gì đối với người dân?

Ông Vũ Ngọc Long
Ông Vũ Ngọc Long

Để chủ động phòng chống và kiểm soát bệnh viêm gan virus trong cộng đồng, Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế khuyến cáo người dân áp dụng một số biện pháp phòng bệnh như sau:

- Thực hiện tiêm vaccin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24h đầu sau sinh. Sau đó tiếp tục tiêm các mũi vaccin vào tháng thứ 1, 2, 3 cho trẻ.

- Các phụ nữ dự định có thai và đang mang thai nên chủ động xét nghiệm sàng lọc virus viêm gan B để có thể chủ động điều trị dự phòng và tiêm vaccin cho trẻ sơ sinh trong vòng 24h đầu.

- Người dân nên chủ động đi khám sàng lọc để phát hiện sớm nhiễm virus viêm gan B, viêm gan C, từ đó áp dụng các biện pháp điều trị kịp thời.

- Những người nghi ngờ hoặc đã nhiễm virus viêm gan B, viêm gan C cần nghiêm túc thực hiện các phác đồ điều trị của bác sĩ tại các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa để hạn chế những biến chứng cho bản thân và cũng là một biện pháp phòng bệnh cho cộng đồng. 

- Thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn chín uống chín để phòng bệnh viêm gan virus A, E.

- Không dùng chung bơm kim tiêm, dụng cụ xăm,... để tránh lây nhiễm.

- Sinh hoạt tình dục lành mạnh, sử dụng bao cao su để phòng lây truyền virus viêm gan qua đường tình dục. 

Bạn Lê Thúy, thuylethanh1988@gmail.com hỏi:

Tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh có thể gặp những phản ứng gì thưa bà Dương Thị Hồng? Làm thế nào để phát hiện sớm phản ứng sau tiêm vắc xin viêm gan B?

Tiến sĩ Dương Thị Hồng
Tiến sĩ Dương Thị Hồng
Vắc xin viêm gan B cũng như các loại vắc xin khác hoặc thuốc khi tiêm cũng có thể xảy ra những phản ứng không mong muốn. 

Sau khi tiêm, trẻ có thể gặp phản ứng nhẹ có thể gặp như đỏ hoặc sưng đau tại chỗ tiêm, sốt nhẹ... các phản ứng này thường tự khỏi không cần xử trí gì. 

Phản ứng sau tiêm nghiêm trọng như sốc phản vệ  rất hiếm xảy ra với tỷ lệ 1/1 triệu liều tiêm, phản ứng sốc phản vệ cần  được phát hiện sớm và xử trí kịp thời tại cơ sở y tế.

Để phát hiện sớm phản ứng sau tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh. Các bà mẹ cần nhớ một số lưu ý sau:
Các bà mẹ cần biết con mình đã được tiêm vắc xin viêm gan B.
Sau tiêm trẻ cần được cán bộ y tế theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng để được cán bộ y tế theo dõi về phản ứng sốc phản vệ và trẻ được điều trị kịp thời tránh rủi ro đáng tiếc.
Các bà mẹ cần tiếp tục theo dõi trẻ sát sao ít nhất một ngày (24 giờ) sau khi tiêm. Sau tiêm các bà mẹ nên chú ý đến trẻ hơn và cho trẻ bú khi trẻ thức, không nên nằm cho trẻ bú để phòng tránh nguy cơ trẻ bị sặc sữa hoặc ngạt.
Đưa trẻ tới cơ sở y tế nếu có những biểu hiện khác thường như quấy khóc kéo dài, sốt cao, nôn trớ, bú ít, bỏ bú, tím tái, khó thở... 

Các phản ứng nặng sau tiêm chủng sẽ qua khỏi nếu trẻ được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Nếu anh chị có bất kể băn khoăn hoặc không yên tâm về sức khỏe của trẻ sau tiêm chủng, đừng ngần ngại liên hệ với cán bộ y tế để được tư vấn, khám, điều trị cho trẻ kịp thời.


Bạn Bách Hợp, hopbachnguyen90@gmail.com hỏi:

Việt Nam là một nước có tỷ lệ mắc các bệnh viêm gan cao, theo chuyên gia thì việc tiêm phòng viêm gan B có nên đưa ra chính sách “bắt buộc” phải thực hiện không?

Ông Vũ Ngọc Long
Ông Vũ Ngọc Long
Viêm gan và tiêm vaccin viêm gan cho trẻ sơ sinh ảnh 16 Ông Vũ Ngọc Long – Trưởng phòng Kiểm dịch Y tế biên giới – Cục Y tế dự phòng
Hiện nay việc tiêm vaccin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24h đầu cũng như cho trẻ dưới 1 tuổi, đã được đưa vào danh mục vaccin bắt buộc phải tiêm và nhà nước có trách nhiệm đảm bảo về các nguồn lực cho việc này.

Bộ Y tế rất mong tất cả các bà mẹ khi sinh con tại các cơ sở y tế sẽ cùng với các cán bộ y tế cho con mình được tiêm vaccin viêm gan B trong vòng 24h đầu để đảm bảo con mình sẽ không bị nhiễm virus viêm gan B sau đó. 

Ngoài ra Bộ Y tế cũng khuyến khích các phụ nữ đang mang thai chủ động kiểm tra xem mình có nhiễm virus viêm gan B không để có thể áp dụng điều trị dự phòng và không quên tiêm vaccin viêm gan B trong vòng 24h đầu cho con mình ngay sau khi sinh. 

Đối với người dân bình thường cũng nên chủ động đi khám sàng lọc để phát hiện việc nhiễm virus viêm gan B vì biểu hiện của bệnh rất thầm lặng, khó phát hiện trong giai đoạn đầu; khi có biểu hiện triệu chứng rõ ràng thì phần lớn bệnh đã ở giai đoạn nặng. 

Bạn Thu Trang, trangthutno@gmail.com hỏi:

Thưa ông Nguyễn Trung Cấp, bệnh viêm gan B nguy hiểm như thế nào đối với trẻ sơ sinh?

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp

Với trẻ sơ sinh bị nhiễm virus viêm gan B, hầu hết sẽ tiến triển trở thành viêm gan mãn tính. Nếu như không được điều trị khống chế virus thì nguy cơ tiến triển trở thành xơ gan hoặc ung thư gan khá cao.

Bạn Thanh Long, longnguyenthanh759@gmail.com hỏi:

Xin hỏi có cách nào nhận biết bị nhiễm viêm gan vi rút sớm không thưa chuyên gia?

Tiến sĩ Dương Thị Hồng
Tiến sĩ Dương Thị Hồng

Người nhiễm vi rút viêm gan B có thể bị bệnh viêm gan B cấp tính với các triệu chứng kéo dài vài tuần bao gồm chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm mầu, có ban ở da và đau khớp... Khi có các dấu hiệu trên bệnh nhân nên đi khám và làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán.

Hiện nay hầu hết các cơ sở y tế đều sẵn có các test để chẩn đoán nhiễm virus viêm gan B. Anh chị có băn khoăn đều có thể đến các trung tâm y tế dự phòng và các cơ sở y tế để khám và xét nghiệm xem có mắc virus viêm gan B hay không.

Bạn Hiến Nguyễn, nguyenthanhhien65@gmail.com hỏi:

Sau khi tiêm vắc xin viêm gan B trẻ có thể gặp phải những tác dụng phụ gì không thưa bà Hồng? Và phải làm thế nào nếu gặp phải?

Tiến sĩ Dương Thị Hồng
Tiến sĩ Dương Thị Hồng

Vắc xin viêm gan B là một trong những vắc xin an toàn và hiệu quả. Phản ứng nhẹ có thể gặp sau tiêm như  đỏ hoặc sưng đau tại chỗ tiêm, sốt nhẹ... các phản ứng này thường tự khỏi không cần xử trí gì. 

Phản ứng sau tiêm nghiêm trọng như sốc phản vệ rất hiếm xảy ra với tỷ lệ 1/1 triệu liều tiêm,  phản ứng sốc phản vệ cần được phát hiện sớm và xử trí kịp thời tại cơ sở y tế.  

Vì vắc xin viêm gan B được tiêm cho trẻ rất sớm trong 24 giờ đầu sau sinh, tại thời điểm này trẻ rất dễ trùng hợp với các bệnh khác như nhiễm trùng sơ sinh, dị tật bẩm sinh … Do đó sau tiêm chủng các bà mẹ cần theo dõi trẻ cẩn thận, thường xuyên liên tục để  kịp thời phát hiện và thông báo cho cán bộ y tế nếu trẻ có biểu hiện bất thường như bú kém, li bì,  sốt cao, co giật, tím tái, khó thở……

Bạn Hà Nguyễn, hanguyenthanh76@yahoo.com hỏi:

Ông có thể cho biết virut có thể gây ra các loại viêm gan nào và loại nào là dễ gặp và nguy hiểm nhất?

Ông Vũ Ngọc Long
Ông Vũ Ngọc Long

Có 5 loại virus viêm gan B phổ biến gồm: viêm gan A, B, C, D, E. Trong đó, viêm gan B và viêm gan C là thường gặp nhất và nguy hiểm nhất. Tỉ lệ nhiễm virus viêm gan B trong cộng đồng là 10 - 20% dân số, còn virus viêm gan C là khoảng 1 - 4% dân số.

Biến chứng của 2 loại virus viêm gan B và C là thường dẫn đến viêm gan mạn tính, từ đó dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan. Một số trường hợp có thể bị suy gan cấp và tử vong. Virus viêm gan D có các biến chứng tương tự như virus viêm gan B (do virus viêm gan D chỉ có thể nhiễm khi có virus viêm gan B).

Đối với 2 loại virus A và E thì thường gây ra những đợt viêm gan cấp hoặc tạo thành những ổ dịch. Tuy nhiên, hầu hết có thể điều trị khỏi và ít gây biến chứng, tử vong.

Bạn Bảo Hoàng, hoangbao@gmail.com hỏi:

Chào BS Trung Cấp. Xin BS cho tôi hỏi: Khi bị viêm gan có nên dùng thuốc hỗ trợ gan, thuốc có nguồn gốc từ thảo dược không? Cần kiêng cữ gì trong chế độ ăn uống và sinh hoạt? Cần làm gì để tránh lây nhiễm bệnh cho người thân và người xung quanh?

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp

Với viêm gan A và E diễn biến cấp tính và sẽ tự khỏi nên chỉ cần dùng thuốc nếu trong giai đoạn có tình trạng tổn thương gan nặng.

Viêm gan C thường diễn biến rất âm thầm, chức năng gan không bị ảnh hưởng nhưng nguy cơ diễn biến thành xơ gan hoặc ung thư gan cao. 

Nếu chức năng gan của bạn vẫn ổn định thì không cần dùng thêm các thuốc hỗ trợ gan mà nên tập trung vào việc điều trị kháng virus. 

Với viêm gan B cấp tính 90% sẽ tự khỏi nhưng giai đoạn cấp tính có thể bị ảnh hưởng chức năng gan và người bệnh có thể dùng thuốc hỗ trợ gan có nguồn gốc thảo dược được. 

Người viêm gan B mạn tính thể ổn định chức năng gan không ảnh hưởng thì cũng không cần dùng thuốc hỗ trợ nhưng nếu ở thể viêm gan mạn tiến triển thì ngoài việc điều trị kháng virus người bệnh cũng nên dùng thuốc hỗ trợ gan trong đó có các loại thuốc nguồn gốc thảo dược.

Bạn Yến Khải, khaiyen@gmail.com hỏi:

Tôi mới có em bé, xin hỏi bác sĩ Trung Cấp, cách phân biệt vàng da viêm gan và vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp

Với vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 7 sau khi sinh. Trẻ chỉ vàng da ít, thể trạng không ảnh hưởng nên vẫn sinh hoạt, ăn, bú bình thường. 

Những trường hợp viêm gan gây vàng da thường mức độ vàng da trầm trọng hơn, ảnh hưởng tới thể trạng của trẻ nhiều hơn, trẻ có thể sốt, ăn, bú kém và cần phải đến gặp thầy thuốc để xác định cụ thể.

Bạn Dương Dương, duong289@gmail.com hỏi:

Tôi hiện đang mắc bệnh viêm gan. Xin hỏi vì sao những người mắc bệnh viêm gan cần hạn chế ăn đường và thịt mỡ?

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp

Những người trong giai đoạn viêm gan cấp hoặc đợt cấp viêm gan mạn hay đã bị xơ gan sẽ bị suy giảm chức năng gan, trong đó có chức năng tiêu hóa, chuyển hóa đường và mỡ. Chính vì thế khi đó cần hạn chế ăn mỡ hoặc quá nhiều đường. 

Còn những người ở thể ổn định nếu chức năng gan còn tốt thì không cần phải kiêng đường hoặc mỡ.

Bạn Hoàn Châu, chauhoan879@gmail.com hỏi:

Thưa BS Cấp, xin BS cho biết gười bị viêm gan B mạn tính phải làm thế nào để bảo vệ tốt lá gan của mình?

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp
Viêm gan và tiêm vaccin viêm gan cho trẻ sơ sinh ảnh 25
Bệnh viêm gan B mạn tính có thể ở thể viêm gan B ổn định hoặc thể tiến triển. Tuy nhiên trong một số điều kiện cụ thể người bệnh viêm gan B mạn tính ổn định có thể trở thành mạn tính tiến triển. 

Vì vậy người bị viêm gan B mạn tính cần tuân thủ các chỉ định về theo dõi hoặc chỉ định điều trị của thầy thuốc, hạn chế rượu bia, thận trọng với các loại thuốc gây độc cho gan và tuân thủ chế độ sinh hoạt điều độ để bảo vệ lá gan của mình.

Bạn Phan Thiên, thienphan657@gmail.com hỏi:

Viêm gan vi rút được phân biệt thành các bệnh lý cụ thể như thế nào thưa bác sỹ Nguyễn Trung Cấp? Tại sao lại phân ra như vậy?

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp

Viêm gan virus có thể do khá nhiều căn nguyên, viêm gan virus A và E thường lây qua đường ăn uống và là bệnh cấp tính nên không gây nguy cơ xơ gan và ung thư gan. 

Với viêm gan B và C có thể diễn biến cấp tính hoặc mãn tính. Người lớn bị viêm gan B cấp tính 90% sẽ tự khỏi không cần điều trị gì, còn 10% sẽ thành viêm gan B mãn tính. 

Một số ở thể viêm gan B mãn tính ổn định cũng không cần điều trị thuốc kháng virus. Một số ở thể viêm gan B mãn tính tiến triển có nguy cơ cao trở thành ung thư gan hoặc xơ gan nên cần điều trị thuốc kháng virus để hạn chế nguy cơ này. 

Với viêm gan C cấp tính 30% sẽ tự khỏi còn 70% trở thành viêm gan C mãn tính, bệnh tiến triển âm thầm dẫn tới xơ gan hoặc ung thư gan nên với thể này cũng cần điều trị bằng thuốc kháng virus. 

Như vậy việc phân loại các thể viêm gan như trên để giúp thầy thuốc quyết định bệnh nhân có cần điều trị thuốc kháng virus hay không. 

Bạn Thu Hồng, hongthuyen85@gmail.com hỏi:

Nếu không thể tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh thì có thể tiêm sau đó được không?

Tiến sĩ Dương Thị Hồng
Tiến sĩ Dương Thị Hồng
Viêm gan và tiêm vaccin viêm gan cho trẻ sơ sinh ảnh 28 Tiến sĩ Dương Thị Hồng
Tiêm vắc xin viêm gan B tốt nhất là trong 24 giờ đầu sau khi sinh. Nếu không tiêm được thì cần tiêm sớm sau đó ngay khi có thể (tiêm trong vòng 7 ngày sau sinh). 

Tuy nhiên, khả năng bảo vệ trẻ phòng bệnh viêm gan B đặc biệt là khả năng lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con trong khi sinh (nếu mẹ bị nhiễm virus viêm gan B), sẽ cao hơn rõ rệt nếu trẻ được tiêm vắc xin viêm gan B sớm. 

Nếu trẻ được tiêm vắc xin trong vòng 24 giờ đầu sau sinh thì khả năng bảo vệ trẻ phòng lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con đạt từ 85-90%. Hiệu quả này sẽ giảm dần theo từng ngày và sau 7 ngày thì hiệu quả bảo vệ chỉ còn 50-57%.

Sau tiêm mũi vắc xin viêm gan B sơ sinh, trẻ cần được tiêm 3 mũi vắc xin có thành phần viêm gan B ở thời điểm trẻ 2, 3 và 4 tháng tuổi nhằm tạo miễn dịch cơ bản phòng bệnh.

Vắc xin viêm gan B có thể tiêm cùng 1 ngày với các vắc xin khác mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ cũng như sự đáp ứng miễn dịch của vắc xin.

Bạn Hoàng Sơn Hùng, hungsonhoang1960@yahoo.com hỏi:

Có phải chỉ trẻ em và người già, yếu mới nhiễm viêm gan, còn người khoẻ mạnh sức đề kháng tốt nên không thể bị mắc bệnh này?

Ông Vũ Ngọc Long
Ông Vũ Ngọc Long

Bất kì ai cũng có thể bị nhiễm virus viêm gan. Ở Việt Nam, tỉ lệ người dân bị nhiễm virus viêm gan B là khoảng 10 - 20% dân số, tỉ lệ người bị nhiễm viêm gan C chiếm khoảng 1 - 4% dân số. Người bị nhiễm virus viêm gan không phân biệt tuổi. 

Tuy nhiên, những trẻ sơ sinh bị nhiễm virus viêm gan B, viêm gan C thì có tới trên 90% là sẽ chuyển sang dạng thể mạn tính và gây ra hậu quả là xơ gan và ung thư gan. Ngay cả người khỏe mạnh nếu bị nhiễm virus viêm gan B, viêm gan C thì cũng có khoảng 20 - 30% sẽ chuyển sang viêm gan mạn tính và cũng dẫn đến xơ gan, ung thư gan.

Bạn Tiến Nga, nganguyen1298@gmail.com hỏi:

Xin hỏi BS Nguyễn Trung Cấp, bệnh viên gan B khi xảy ra ở trẻ thì có phác đồ điều trị như thế nào? Và có thể chữa trị hoàn toàn được không ạ?

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp

Người bệnh bị viêm gan B cấp tính 90% sẽ tự khỏi, còn 10% sẽ trở thành mãn tính (với trẻ sơ sinh nhiễm viêm gan B thì hầu hết sẽ không tự khỏi mà trở thành mãn tính). 

Với người bị bệnh viêm gan B mãn tính, có thể dùng các thuốc điều trị, tuy nhiên việc điều trị chỉ giúp ngăn ngừa nguy cơ tiến triển thành xơ gan, chứ không giúp loại bỏ được hoàn toàn virus khỏi cơ thể.

Bạn Uyên Vũ, vuphuonguyen72@yahoo.com hỏi:

Thưa bà Dương Thị Hồng, những trường hợp nào không nên tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh?

Tiến sĩ Dương Thị Hồng
Tiến sĩ Dương Thị Hồng

Chúng ta sẽ hoãn tiêm chủng đối với trẻ đang ốm, sốt, mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính, trẻ có cân nặng dưới 2000g. Và một số trường hợp sẽ chống chỉ định tiêm chủng như: Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan sau sinh (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan....)

Đối với những trẻ đẻ non, đẻ khó, mẹ bị sốt trước và sau khi sinh, nước ối bẩn, con bị ngạt, thai già tháng, trẻ dị tật... sẽ được bác sỹ khám sàng lọc và chỉ định tiêm chủng phù hợp. 

Bạn Kiên Trần, trantrungkien648@gmail.com hỏi:

Tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan vi rút B rồi có nguy cơ nhiễm bệnh nữa không?

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp
Viêm gan và tiêm vaccin viêm gan cho trẻ sơ sinh ảnh 33 Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp
Đa số người được tiêm phòng đầy đủ sẽ có kháng thể đủ để phòng bệnh. Tuy nhiên một số người có sức đề kháng kém nên dù tiêm đủ nhưng cũng không tạo được kháng thể. Vì vậy vẫn cần xét nghiệm kháng thể để đánh giá kết quả của việc tiêm phòng có đảm bảo được khả năng phòng bệnh hay không.  

Bạn Đức Cường, cuongvu.hvbc54@gmail.com hỏi:

Xin cho biết bệnh viêm gan lây truyền như thế nào?

Ông Vũ Ngọc Long
Ông Vũ Ngọc Long

Hiện nay có phổ biến 5 loại virus gây bệnh viêm gan là: viêm gan A, B, C, D, E. 

Bệnh viêm gan lây truyền qua 5 đường chính:

- Thứ nhất là lây truyền qua đường tiêu hóa (qua ăn uống những thực phẩm bị nhiễm virus viêm gan A, E...) chủ yếu đối với virus viêm gan A và viêm gan E.

- Thứ hai là lây truyền qua đường tình dục.

- Thứ ba là lây truyền qua đường máu (qua truyền máu...)

- Thứ tư là lây truyền từ mẹ sang con (trong quá trình chuyển dạ, không lây truyền trong quá trình mang thai).

- Thứ năm là lây truyền qua đường tiêm chích (dùng chung bơm kim tiêm, dùng chung dụng cụ xăm...)

Các đường lây truyền 2, 3, 4, 5 chỉ xảy ra đối với các loại virus viêm gan B, C, D.

Bạn Phạm Thiện, Thienthipham@yahoo.com hỏi:

Viêm gan B mạn tính có nguy hiểm không? Có phải bị viêm gan B mạn tính là sẽ chuyển sang ung thư gan hay không?

Ông Vũ Ngọc Long
Ông Vũ Ngọc Long

Viêm gan B mạn tính rất nguy hiểm. Hiện nay, chưa thể điều trị khỏi dứt điểm được bệnh viêm gan B mạn tính mà chỉ hỗ trợ chức năng gan hoặc hạn chế sự phát triển của bệnh. 

Hầu hết các trường hợp bệnh viêm gan B mạn tính sẽ chuyển sang dạng xơ gan hoặc ung thư gan. Một số trường hợp có thể gây ra những đợt suy gan cấp và có thể tử vong.

Bạn Hồng Thi, thithi89@gmail.com hỏi:

Thưa BS Dương Thị Hồng, ngoài tiêm vaccin phòng bệnh viêm gan, xin bác sỹ tư vấn thêm cho tôi các biện pháp để phòng chống căn bệnh nguy hiểm này?

Tiến sĩ Dương Thị Hồng
Tiến sĩ Dương Thị Hồng

Một trong những đường lây truyền bệnh viêm gan virus B từ người này sang người khác là qua đường máu, như vậy nếu tiếp xúc với máu của người nhiễm virus viêm gan B thì sẽ có rất nhiều nguy cơ lây bệnh.

 Bệnh viêm gan virus B rất dễ lây. Để phòng chống bệnh viêm gan B, tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ em là cách phòng bệnh chủ động hiệu quả nhất.
Người nhiễm virus viêm gan B không được cho máu và không để người khác tiếp xúc với máu và các dịch cơ thể của mình như tự bảo vệ khi quan hệ tình dục (sử dụng bao cao su), không được dùng chung bàn chải, bơm kim tiêm hoặc dao cạo râu với người khác.

Cán bộ y tế cần sử dụng các biên pháp dự phòng trong chăm sóc y tế vì họ có thể bị lây từ bệnh nhân hay người lành mang virus.
Ở Việt Nam là một quốc gia có tỉ lệ mắc viêm gan B cao, một trong những đường lây truyền bệnh viêm gan B là lây truyền từ mẹ nhiễm virus viêm gan B sang con trong khi sinh. 

Trẻ sơ sinh bị nhiễm virus viêm gan B sẽ rất dễ mắc viêm gan B mạn tính, dẫn tới xơ gan và ung thư gan ở lứa tuổi còn trẻ.

 Để phòng chống đường lây nhiễm nguy hiểm này, trẻ sơ sinh cần được tiêm vắc xin viêm gan B sớm trong 20 giờ đầu sau khi sinh. Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh viêm gan virus B. Tiêm vắc xin là cách phòng bệnh hiệu quả nhất.


Bạn Ngân Trần, ngantrannguyen@gmail.com hỏi:

Em bị viêm gan B từ cách đây hơn 1 năm, đã điều trị thuốc. Tìm hiểu thì biết viêm gan B có lây truyền qua đường tình dục, em khuyên chồng khi sinh hoạt vợ chồng nên dùng bao cao su nhưng chồng em nói em đã điều trị rồi và bản thân anh ấy cũng đã tiêm vaccin viêm gan B nên không thể bị lây bệnh nữa. Xin hỏi như thế có đúng không ạ?

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp

Nguy cơ lây truyền của virus viêm gan B phụ thuộc vào tải lượng virus của em cao hay thấp, kết quả tiêm phòng của chồng em tạo được kháng thể mạnh hay yếu và khi quan hệ gây vi tổn thương nhiều hay ít.

Nếu như chồng em có mức độ kháng thể cao và việc điều trị của em đã đưa tải lượng virus về thấp thì nguy cơ lây truyền không cao. Còn ngược lại nếu chồng em đã tiêm phòng nhưng kháng thể còn thấp và tải lượng virus của em còn cao thì nguy cơ lây nhiễm qua quan hệ tình dục có thể xảy ra. Khi đó nên dùng bao cao su để ngăn ngừa lây truyền.

Bạn Cao Tâm, tamcaohoang67@gmail.com hỏi:

Tôi đã tiêm phòng vaccin viêm gan B rồi thì có bị nhiễm viêm gan B nữa không?

Ông Vũ Ngọc Long
Ông Vũ Ngọc Long

Trường hợp này cần thêm thông tin của bạn. Nếu như bạn đã tiêm vaccin viêm gan B ngay sau khi được sinh ra trong vòng 24h và sau đó thực hiện các lần tiêm tiếp theo theo quy định thì có thể không cần tiêm lại. 

Tuy nhiên, nếu trong trường hợp khác (ví dụ tiêm sau khi sinh 7 ngày trở lên,...) thì hiện tại cần kiểm tra xét nghiệm xem bạn có bị nhiễm virus viêm gan B hay không:

+ Nếu bạn chưa bị nhiễm virus viêm gan B thì bạn cũng cần kiểm tra tiếp xem mình đã tiêm bao nhiêu mũi vaccin. Nếu đã tiêm đủ 3 mũi vaccin thì không cần phải tiêm lại. Nếu chưa đủ, bạn phải tiêm bổ sung. 

+ Nếu bạn có nhiễm virus viêm gan B thì cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Bạn Trần Văn Duy, Boyduy98@yahoo.com hỏi:

Chào các anh, chị. Cho tôi được hỏi là các cháu nhà tôi đã tiêm vắc xin viêm gan B từ nhỏ, vậy sau bao nhiêu năm nên tiêm nhắc lại? Trước khi tiêm nhắc lại có nên làm xét nghiệm xem có bị nhiễm viêm gan B, C hay không? Trân trọng cảm ơn!

Tiến sĩ Dương Thị Hồng
Tiến sĩ Dương Thị Hồng

Trong chương trình Tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam, vắc xin viêm gan B được đưa vào triển khai trên quy mô toàn quốc từ năm 2003 cho trẻ em dưới 1 tuổi. 

Trẻ nhỏ sẽ được tiêm 1 mũi vắc xin viêm gan B lúc 24 giờ đầu sau sinh và tiêm đủ 3 mũi vắc xin vào lúc trẻ 2 - 3 - 4 tháng tuổi.

 Nếu con của anh /chị được tiêm đủ vắc xin viêm gan B theo lịch này thì khả năng bảo vệ bé phòng bệnh viêm gan B là tới trên 95%. 

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo với lịch tiêm chủng 4 mũi vắc xin tiêm gan B cho trẻ dưới 1 tuổi là hoàn toàn đủ bảo vệ trẻ phòng bệnh viêm gan virus B. 

Một số nhà sản xuất có khuyến cáo để đảm bảo tăng cường khả năng bảo vệ trẻ khỏi viêm gan B thì sẽ có một số mũi tiêm nhắc lại sau 5 năm.

Hiện nay, tại nhiều cơ sở y tế có thể xét nghiệm định lượng nồng độ kháng thể kháng virus viêm gan B. Để chắc chắn yên tâm con của mình đã được bảo vệ khỏi virus viêm gan sau các mũi tiêm khi còn nhỏ, anh chị có thể kiểm tra nồng độ kháng thể cho cháu trước khi tiêm mũi nhắc lại. Trong trường hợp này, nếu cháu đã đủ kháng thể bảo vệ thì không cần thiết phải tiêm các mũi tiêm bổ sung.

MỚI - NÓNG
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
TPO - Cơ quan điều tra cáo buộc, bị can Dương Hoa Xô có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật để triển khai mua sắm thiết bị, song quá trình thực hiện, ông chỉ đạo cấp dưới "thông đồng" với Công ty AIC để nâng khống giá gây thiệt hại cho Nhà nước. Đổi lại, bị can được phía AIC hối lộ 14,4 tỷ đồng.