Vợ cũ dọa cho tôi “nếm mùi đau khổ” nếu tôi đi bước nữa

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Mà tôi nghĩ chẳng việc gì anh phải sợ lời tuyên bố không còn tình người của vợ cũ, bên anh còn có gia đình, có bố mẹ, bạn bè, trên nữa là pháp luật đứng về phía anh.

Đọc câu chuyện "Ly hôn rồi vẫn không hết khổ vì vợ cũ" theo tôi về mặt pháp lý anh và cô ấy không còn quan hệ vợ chồng, nghĩa là không còn nghĩa vụ, trách nhiệm gì với nhau nữa. Có chăng bây giờ anh và cô ấy chỉ còn mối liên quan trên số tiền hàng tháng anh gửi vào tài khoản của cô ấy để nuôi con trai chung. 

Vậy thì anh cũng không nên quá bức xúc, quá buồn khổ để ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc của mình. Bởi anh còn gánh nặng kinh tế phải lo cho bản thân, cho bố mẹ già ở quê, cho con trai đang ngày càng khôn lớn.

Tốt nhất anh nên một lần có buổi nói chuyện nghiêm túc với vợ cũ để thống nhất lại một lần nữa trách nhiệm của mỗi người đối với con chung, rồi sau đó việc ai nấy lo. Anh còn trẻ không lẽ anh chịu cảnh ở vậy suốt đời? Làm như thế có khác nào anh dung túng cho cái xấu, anh đầu hàng số phận và gò mình chịu đừng thiệt thòi không?

 Mà tôi nghĩ chẳng việc gì anh phải sợ lời tuyên bố không còn tình người của vợ cũ, bên anh còn có gia đình, có bố mẹ, bạn bè, trên nữa là pháp luật đứng về phía anh.

Cô ấy cũng là người có học, là cán bộ nhà nước không chỉ vì nỗi hận cá nhân mà bóp chết tương lai của bản thân một cách mù quáng.

 Anh cứ bình tĩnh để suy xét sự việc một cách thật thấu đáo mà gỡ bỏ rắc rối này. “Cây ngay không sợ chết đứng”, anh đừng quên điều đó. Tin rằng dư luận và pháp luật sẽ bênh vực cho anh nếu cô vợ cũ của anh cố tình phá hoại, gây rắc rối cho sự yên bình trong cuộc sống của anh. Chúc anh may mắn. 

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.