“Vợ là cái kho không đáy, dại gì mà nộp tiền”

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Hai mươi năm hôn nhân, kinh nghiệm tôi rút ra là gửi tiền bạc vào tay vợ không khác gì ném vào kho không đáy, chỉ có vào mà không có ra.

Tôi từng thắc mắc với vợ mình “tại sao phụ nữ các em thấy tiền cứ như mèo thấy mỡ vậy?”. Vợ tôi lườm một cái cháy quần áo chồng rồi bảo “các anh sướng không biết đường hưởng. Có người quản lý cho chỉ việc sống với hưởng thụ mà không biết điều”. Tôi thì chẳng thấy sung sướng ở đâu, hai mươi năm hôn nhân là chừng ấy năm tôi thấy mình như một kẻ làm thuê, tháng tháng kiếm tiền về nộp cho bà chủ là vợ.

Nhân chuyện mọi người bàn nhau về vấn đề chồng làm được bao nhiêu tiền có nên đưa hết cho vợ cất giữ. Tôi xin trình bày cảm nhận và thực tế hai mươi năm hôn nhân, hai mươi năm cun cút kiếm tiền về nộp cho vợ của mình, để ai đó còn băn khoăn sẽ có sự lựa chọn sáng suốt.

Cảm nhận thứ nhất: thấy mình như một đứa trẻ.

Mỗi sáng vợ phát cho mấy chục ăn sáng (kinh tế lạm phát nhưng tiền vợ đưa cho không hề cân nhắc đến điều này). Ngoài ra tính toán tiền xăng xe, đề phòng hỏng hóc bất thường đều nằm trong kế hoạch của vợ. Nếu muốn xin thêm tiền để gặp gỡ bạn bè, phải rách cả miệng vợ mới thò tiền ra. Nghĩ đến thời còn ở nhà với bố mẹ, cần tiền gì cũng phải trình bày lí do cụ thể. Khác ở chỗ đây là xin tiền của chính mình.

Cảm nhận thứ hai: luôn cảm thấy mất tự tin

Điều đó là đương nhiên, trong khi cái gì cũng tính bằng tiền thì cái ví rỗng làm sao khiến mình tự tin nổi. Gặp gỡ đối tác, bạn bè…người ta rủ mình một chầu cà phê hay ăn một bữa trưa mà cũng phân vân, đắn đo xem có đủ tiền để trả hay không. Mỗi lần cơ quan cần đóng quỹ hoặc quyên góp gì đó mà vợ chưa xuất kịp, đành phải muối mặt đi vay mượn. Cứ tình trạng đó, bỗng thấy bản thân mình thật hèn kém và nhu nhược. Trong khi vợ hả hê vì các mối quan hệ của chồng cứ bị thu hẹp lại.

Cảm nhận thứ ba: vợ là cái kho giữ tiền… không đáy

Và tiền vào tay vợ thì chỉ có một đi không trở lại. Lâu lâu gặp gỡ anh em, bạn bè, đi đám cưới hỏi, hoặc thi thoảng muốn gửi ít tiền, mua chút quà biếu bố mẹ hay giúp đỡ anh chị em… cũng không thể chủ động. Hễ mở miệng xin vợ thì lại bị cằn nhằn, khó chịu vì tội tiêu gì mà nhanh hết thế.

Rõ ràng là tiền của mình gửi vào “ngân hàng” vợ với cam kết “không mất đâu mà lo”, “cần thì em sẽ đưa” nhưng lúc cần thì chẳng bao giờ thấy luôn cả. Ba cảm nhận trên mới chỉ là tạm thời, còn rất nhiều cảm nhận khác nữa tôi xin phép để các anh cùng hoàn cảnh bình luận phía dưới.

Chỉ xin được nói với các chị em phụ nữ đã, đang, sẽ và sắp có chồng rằng: các chị đừng nên quản lí tiền của chồng. Hãy để chúng tôi được tận hưởng công sức lao động mình bỏ ra và tự nguyện đóng góp vào quỹ chung của gia đình.

Bởi một khi chúng tôi đã hư hỏng, thì không có tiền vẫn có cách để hư. Thậm chí, những anh chàng đào hoa không cần tiền mà gái vẫn theo, đôi lúc họ còn được cho thêm tiền nữa. Nắm hết tiền bạc của chồng sẽ khiến chúng tôi cảm thấy “vợ không tin tưởng mình”, cảm thấy “mất mặt” trước người thân, con cái và bạn bè. Vì vậy, chị em đừng tự biến mình thành một người quá quắt trong mắt chồng và tự đẩy họ vào vòng tay của người phụ nữ khác.

Các anh nào như tôi thì chắc đành cam chiu, chứ nhiều anh chưa có gia đình mà người yêu đã có tư tưởng nắm kinh tế thì cần phải chấn chỉnh luôn và ngay. Vợ là kho không đáy, đừng dại gì mà nộp tiền vào đó.

Theo Theo VietNamNet
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.