Vũ khí mới của siêu vi trùng

Vũ khí mới của siêu vi trùng
TP - Các nhà nghiên cứu Mỹ vừa khám phá ra sự thật hết sức quan trọng: cả vi trùng cũng có tinh thần hào hiệp. Vì sự tồn tại của giống nòi, những con khỏe nhất hy sinh bằng cách chuyển giao cho đồng loại yếu hơn nguyên tố đề kháng với thuốc kháng sinh.

Trong cuộc chiến chưa có hồi kết với vi trùng chúng ta đã mất những trận địa tiếp theo. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh làm cho vi trùng biến thể, có thêm khả năng đề kháng với loại thuốc này. Những biến thể này dễ dàng nhân bản trong môi trường, hiện tượng thấy rõ qua thí dụ sự miễn dịch với điều trị của khuẩn tụ cầu (MRSA – methicyllin-resistant Staphylococcus aureus), cơn ác mộng của các bệnh viên trên toàn thế giới.

Tháng Tám 2010 cả thế giới bàng hoàng với thông tin về gien đề kháng mới được phát hiện có tên NCM-1 di thực từ châu Á sang châu Âu. Tồn tại trong cơ thể những vi trùng thông thường như khuẩn hình que Escherichia coli (E.coli), chúng biến thành kẻ thù nguy hiểm đe dọa sự sống.

Các trường hợp vi trùng “nhờn” thuốc kháng sinh nhiều đến mức các nhà khoa học bắt đầu nghi rằng, đứng đằng sau hiện tượng này ẩn giấu cái gì đó nhiều hơn những biến đổi gien di truyền. Và họ đã không lầm.

Cái giá của sự hào hiệp

Và thực tế lại chứng tỏ vai trò to lớn của khuẩn hình que coli. Nhóm các nhà khoa học Mỹ thuộc Đại học Boston và Harvard dưới sự chỉ đạo của GS James J. Collins đã lấy mẫu một chủng nhờn thuốc kháng sinh của chúng để nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu đã quan sát hành động của chúng với sản phẩm kháng sinh mới có tên Norfloksacyna, cố gắng chớp được thời điểm xuất hiện biến thể đề kháng với biệt dược này. Họ đã phát hiện ra chi tiết hoàn toàn ngoài dự đoán. Thực tế cho thấy, trong toàn bộ cộng đồng khuẩn hình que coli được nghiên cứu, chỉ có 1% cá thể chứng tỏ khả năng kháng thuốc. Thế nhưng cả cộng đồng không đầu hàng.

- Thông thường chỉ những biến thể miễn dịch mới có cơ may tồn tại, những cá thể mẫn cảm nhất sẽ bị tiêu diệt dưới tác dụng của thuốc kháng sinh – GS Collins giải thích. – Trong khi những cá thể yếu hơn không những vẫn tồn tại, mà chúng còn phát triển nhanh chóng.

Sau những phân tích sâu hơn số lượng không nhiều siêu vi trùng, cuối cùng các nhà khoa học Mỹ đã khám phá ra nguyên nhân. Nó là protein Tryplofanaza, và dưới tác động của nó sẽ xuất hiện những nguyên tố có tên Indol. Những nguyên tố này sau đó sẽ khởi động hàng loạt cơ chế tự vệ: thu nạp Indol, vi trùng ngăn cản thuốc kháng sinh thâm nhập vào bên trong tế bào, thậm chí ngay cả trong trường hợp vào được trong – thuốc kháng sinh cũng không thể phát huy tác dụng. Tại sao? Như chính những nhà khoa học đã chứng minh trước đó, thuốc kháng sinh tiêu diệt vi trùng bằng cách tấn công chúng với sự trợ giúp của các thành phần tự do. Thực tế quan sát cho thấy: các Indol tự xoay sở khôn ngoan với cơ chế này bằng cách vô hiệu hóa các thành phần tự do. Tuy nhiên những cá thể sản xuất ra nguyên tố phi thường này đã phải trả giá đắt.

- Chúng không phát triển, như khả năng có thể, bởi đã đầu tư toàn bộ năng lượng để sản xuất “vũ khí” lợi hại dành cho cả giống nòi – GS Collins lý giải.

Khả năng đề kháng dành cho tất cả

Hệ quả các Indole thâm nhập vào tất cả cá thể vi trùng yếu đuối còn lại, trang bị cho chúng vũ khí tuyệt vời chống lại mọi thứ thuốc kháng sinh. Bởi – như các nhà nghiên cứu đã xác minh – Indol không chỉ phát huy hiệu quả với biệt dược Norfloksacyna. Vi trùng cũng phản ứng tương tự với các dòng thuốc kháng sinh khác. Hơn thế, những chủng loại vi trùng khác – gần như cùng thời gian, cũng được trang bị loại vũ khí này.

- Trong tương lai, những nghiên cứu về thuốc kháng sinh cần đi theo dấu vết Indol, tức phải tập trung nỗ lực phong tỏa khả năng chia sẻ vũ khí chống kháng sinh của vi trùng – GS Collins nói tiếp. – Hiện diện nguy cơ lớn xuất hiện trong thời gian không xa những chủng siêu vi trùng mới tiếp theo, và tôi lo ngại kho biệt dược kháng sinh của chúng ta sẽ nhanh chóng bị thu hẹp. Chúng ta buộc phải ra tay nhanh nhất.

Cuộc xâm lược nguy hiểm

Tại Mỹ đang gia tăng con số những trường hợp nhiễm siêu vi trùng mới – kẻ tạo ra độc tố chớp nhoáng dẫn đến tình trạng hoại tử nạn nhân. Nói chính xác: nó xé xác cơ thể những người bị nhiễm bệnh.

Bà Sandy Wilson, phụ sản mổ đẻ năm 2005 là nạn nhân đầu tiên của chứng bệnh quái ác. Bệnh lây nhiễm khi ấy thâm nhập vào vết mổ đã tiêu diệt mô tế bào ổ bụng và tấn công các cơ quan nội tạng của bà. Bà đã phải thực hiện gần 50 ca phẫu thuật trong thời gian 5 năm. Chỉ có sự may mắn hiếm hoi mới có thể điều trị chứng bệnh viêm nhiễm hoại tử (bạo bệnh được đặt tên như vậy), chủ yếu dựa vào thủ thuật cắt bỏ những mô tế bào bị nhiễm bệnh. Mọi chủng loại thuốc kháng sinh đều tỏ ra vô hiệu.

20% các trường hợp nhiễm bệnh hoại tử như thế bị kết cục tử vong. Các bác sĩ điều trị cho bà Sandy thuộc Đại học Y Maryland khẳng định, những trường hợp nhiễm bệnh tuơng tự xuất hiện ngày càng nhiều.

- Trong thời gian vài năm qua tất cả sinh viên của tôi đều chứng kiến những bệnh nhân nhiễm bệnh như thế. Nguyên nhân tấn thảm kịch là những biến đổi diễn ra trong bản thân các chủng loại vi khuẩn độc hại. Cho đến cách đây không lâu viêm nhiễm hoại tử là sản phẩm chủ yếu của biến thể khuẩn tụ cầu thuộc nhóm A. Ngày nay cả những loại vi trùng gam dương khác, trong đó có khuẩn hình que (MRSA) cũng có khả năng xé xác nạn nhân.

Vũ khí mới của siêu vi trùng

Những biến thể di truyền và những nguyên tố có khả năng miễn dịch với thuốc kháng sinh – giống vi trùng cũng trở nên trơ lỳ với tác dụng của thuốc. Vi trùng tự vũ trang khả năng chống kháng sinh bằng hai cách. Cách đầu tiên được biết nhiều nhất là tiếp nhận biến thể di truyền giúp vi trùng nhờn thuốc từ cá thể khác. Biến thể cũng có thể xuất hiện, khi vi trùng đã chết, song vẫn để lại thế hệ con cái được trang bị gien đã biến thể. Cách thứ hai chính là phát hiện mới đã đề cặp trong bài của các nhà khoa học Mỹ - cách này dựa vào việc tạo ra những nguyên tố có tên Indol của những cá thể khỏe nhất. Đó là thứ vũ khí dễ dàng tranh bị cho cả cộng đồng vi trùng, biến chúng thành kẻ miễn dịch với mọi thuốc kháng sinh.

Tiến Đôn
Tri Thức Trẻ

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.