5 điều cần biết về mối đe dọa từ Triều Tiên

5 điều cần biết về mối đe dọa từ Triều Tiên
TPO - Mới đây, hãng truyền thông CNN của Mỹ đã có bài viết với tựa đề 5 điều cần biết về mối đe dọa từ phía Triều Tiên của tác giả Matt Smith.

5 điều cần biết về mối đe dọa từ Triều Tiên

> Trung Quốc điều quân tới biên giới Triều Tiên, sẵn sàng chiến đấu

> Ông Kim Jong Un đang 'cưỡi lên lưng cọp' 

TPO - Mới đây, hãng truyền thông CNN của Mỹ đã có bài viết với tựa đề 5 điều cần biết về mối đe dọa từ phía Triều Tiên của tác giả Matt Smith.

Binh lính Triều Tiên tuyên thệ ủng hộ nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Ảnh: KCNA
Binh lính Triều Tiên tuyên thệ ủng hộ nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Ảnh: KCNA.
 

Sau khi phóng tên lửa tầm xa vào tháng 12-2012 và thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba vào tháng 2-2013, gần như ngày nào Triều Tiên cũng đưa ra lời đe dọa. Trước vấn đề này, dư luận cần có cái nhìn như thế nào? Dưới đây là 5 vấn đề cần suy nghĩ.

Nội bộ Triều Tiên đang chia rẽ

Rất nhiều nhà phân tích ở hai bờ Thái Bình Dương cho rằng, nguyên nhân quan trọng khiến Triều Tiên luôn thể hiện trạng thái sẵn sàng chiến đấu này là do nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un đang cố gắng củng cố quyền lực ở một quốc gia mà cha ông ông ta đã xây dựng nên, và quốc gia này gần như cắt đứt mọi quan hệ với thế giới bên ngoài.

Nhà sáng lập ra tập đoàn nghiên cứu châu Á Thái Bình Dương ở Seoul Hàn Quốc Jasper Kim cho biết: “Trước hết và điều quan trọng nhất là, tất cả những lời đe dọa này là để cho chính dân chúng Triều Tiên xem. Vì nếu không có sự ủng hộ của quân đội, ông Kim Jong-un sẽ tồn tại ở vị trí quyền lực tối cao này không lâu”.

Ông Peter Hayes – chuyên gia nghiên cứu của viện nghiên cứu Nautilus có trụ sở tại San Francisco cho biết, trong nội bộ giới lãnh đạo Triều Tiên, cũng tồn tại những tranh cãi về vấn đề quốc gia này có nên trở thành quốc gia hạt nhân trong tương lai hay không.

Ông Peter Hayes cho biết, một phe mong muốn “trở thành quốc gia hạt nhân, được hành xử như các quốc gia hạt nhân hợp pháp được thừa nhận khác và làm thay đổi cục diện”. “Phe còn lại – liên quan tới Bộ ngoại giao và Đảng Lao động Triều Tiên lại chủ trương thông qua đàm phán để thoát khỏi tình trạng khó khăn trước mắt” - Hayer nói.

Theo ông Peter Hayes, gần đây Bộ ngoại giao Triều Tiên phát một thông cáo nói rằng, nếu Mỹ vẫn giữ thái độ thù địch, Triều Tiên sẽ không từ bỏ chính sách hạt nhân, nhưng trong môi trường phù hợp, Bình Nhưỡng có thể chấp nhận từ bỏ vũ khí hạt nhân của mình.

Ngôn luận cấp tiến hơn bình thường

Ông Jeffrey Lewis – chuyên gia nghiên cứu các vấn đề Đông Á của Trung tâm nghiên cứu không phổ biến vũ khí hạt nhân James Martin có trụ sở tại California cho biết: “Triều Tiên đưa ra rất nhiều lời tuyên bố tương tự nhau, chính vì vậy dư luận có khuynh hướng cho rằng đây cũng là một số lời phát ngôn ngông cuồng của Triều Tiên ngông cuồng. Nhưng lần này ngôn luận lại cấp tiến hơn”.

Ngày 12-2, sau khi bị Liên Hợp Quốc trừng phạt vì thử hạt nhân, ngôn luận Triều Tiên tung ra càng cấp tiến hơn. Ông Victor Cha- Nhà nghiên cứu các vấn đề châu Á thuộc đại học Georgetown cho biết, kể từ năm 1992 trở lại, đây, trong vòng 14 tuần sau khi tổng thống mới của Hàn Quốc nhận chức, Triều Tiên đều đưa ra những khiêu khích về mặt quân sự. Tổng thống Park Geun-hye của Hàn Quốc lên nhận chức ngày 25-2 nên “chuông đồng hồ tự động đổ”.

Ông Victor Cha cũng bổ sung thêm rằng: “Một điều hơi khác, đây là một năm cầm quyền của một nhà lãnh đạo mới rất khó dự đoán phương thức nắm quyền, nhưng hành động khiêu khích mà Triều Tiên đưa ra trong thời gian qua nhiều hơn 20 năm trước đó. Mặc dù người dân bình thường cho rằng những lời đe dọa này dường như lại một lần nữa chứng tỏ rằng Triều Tiên dường như không kiểm soát được phát ngôn của mình, nhưng đối với các nhà quan sát theo dõi chặt chẽ những động thái này thì điều này không giống, chính vì thế càng lo ngại hơn”.

Chớ coi thường năng lực vũ khí hạt nhân Triều Tiên

Hầu hết các nhà quan sát cho rằng, Bình Nhưỡng vẫn cần rất nhiều năm mới có thể sở hữu kỹ huật sử dụng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Ông Peter Hayes cho biết, mặc dù các nhà khoa học Triều Tiên đã thành công trong việc đưa một vệ tinh nhân tạo nhỏ lên không gian vào tháng 12-2012, nhưng việc lắp đặt một thiết bị có chức năng lên một đầu đạn và phóng nó thành công để tấn công trúng mục tiêu lại khó hơn nhiều.

Tên lửa của Lục quân Bắc Triều Tiên khai hỏa trong một cuộc tập trận
Tên lửa của Lục quân Bắc Triều Tiên khai hỏa trong một cuộc tập trận.
 

Tuy nhiên ông Lewis cho biết, có thể Triều Tiên sẽ thử nghiệm mô hình “đi bằng cách nhảy”, giống như các vụ thử hạt nhân trước đây của nước này, chế tạo một đầu đạn nhỏ phù hợp với tên lửa của họ. Ông Jeffrey Lewis cũng nói thêm rằng: “Tôi cho rằng có thể họ đã thiết kế được một loại đầu đạn có tầm bắn trong phạm vi 1.000 km, nhưng vẫn chưa đủ nhỏ, không thể lắp vào tên lửa và bắn sang Mỹ, nhưng hiện tại họ đã tiến bộ hơn nhiều so với mấy năm về trước.

Mặc dù Washington vẫn chưa đưa ra lời bình luận chính thức, nhưng ông Lewis cho biết ngày 15-3, Lầu Năm Góc đã phát biểu thông cáo về việc sẽ lắp đặt hệ thống đánh chặn tên lửa mặt đất mới ở bờ biển phía Tây nước Mỹ, có thể Triều Tiên đã lắp đặt tên lửa tầm xa mà họ đưa ra trình làng trong dịp lễ duyệt binh năm 2012. Ông Jeffrey Lewis nói, thông cáo của Lầu Năm Góc chủ yếu là để “khoe mẽ”, nhưng cũng phản ánh nên sự lo ngại thật sự của Mỹ đối với những tên lửa này.

Vũ khí hạt nhân không phải là tất cả

Triều Tiên còn sở hữu rất nhiều vũ khí thường quy, bao gồm tên lửa tầm trung mang loại thuốc nổ cực mạnh có thể bay xa mấy trăm dặm và hàng chục nghìn khẩu đại bác, máy phóng tên lửa và xe tăng. Những vũ khí này được tập kết ở một đầu khu vực phi quân sự ngăn cách Hàn Quốc và Triều Tiên, trong đó rất nhiều loại có thể bắn phá sang Seoul.

Ông Peter Hayes cho biết, trước khi sự trả đũa của Hàn Quốc và Mỹ phá hủy những vũ khí này, cuộc tấn công của Triều Tiên có thể khiến hàng triệu người dân ở Seoul thiệt mạng, Nhưng đều đó chẳng khác gì phát động một cuộc chiến tranh Triều Tiên mới, trong cuộc chiến tranh này, đất nước một thời gian dài chìm trong đói khổ như Triều Tiên sẽ thiệt hại lớn hơn cả.

Và còn một con đường khác là: Khi hệ thống máy tính của nhiều ngân hàng và công ty truyền thông của Hàn Quốc xảy ra sự cố vào ngày 20-3, người ta lập tức nghi ngờ ngay Triều Tiên. Trước đó Hàn Quốc đã từng chỉ trích Triều Tiên vì các vụ hacker tấn công tương tự, bao gồm trong năm 2010 và 2012, khi ấy cũng có rất nhiều ngân hàng và công ty truyền thông bị tấn công. Chuyên gia an ninh mạng Adam Sega của Mỹ cho biết, hành động tấn công mạng lần này rất giống với các hành động trước của Triều Tiên.

5 điều cần biết về mối đe dọa từ Triều Tiên ảnh 3
 

Cần tiếp tục đối thoại với Triều Tiên

Ông Cha cho rằng: “Vấn đề hiện nay là, sau khi Triều Tiên tiến hành thử nghiệm hàng loạt tên lửa đạn đạo và hạt nhân, Mỹ và Hàn Quốc không thể tiếp xúc trực tiếp với họ. Hiện tại thế giới đã bước vào giai đoạn thông qua nghị quyết của Liên hợp quốc để trừng phạt Triều Tiên. Triều Tiên không muốn từ bỏ vũ khí hạt nhân, họ cũng muốn được sở hữu miếng bánh của riêng mình và ăn miếng bánh đó. Trong khi chính sách của Mỹ trong ¼ thế kỷ qua là, nếu anh chấp nhận từ bỏ vũ khí hạt nhân thì tất cả những thứ trên bàn đều là của anh. Đây chính là sự khó khăn trước mắt”.

Cùng với đó, trong lúc Triều Tiên liên tiếp đưa ra những lời đe dọa thì Mỹ và Hàn Quốc lại bắt tay tập trận chung, và còn bổ sung tình tiết đặc biệt: máy bay oanh tạc B-52 của Mỹ cũng được điều tới tập trận. Điều này khiến người ta lại nhớ đến những tháng ngày đáng sợ nhất trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Ông Hayes gọi đó là “sự thông minh về mặt chiến thuật, sự ngu xuẩn vể mặt chiến lược”.

Tuyên nhiên, cả ông Hayes và Lewis đều nói rằng, tiếp tục đối thoại với Triều Tiên sẽ không có bất kỳ tổn thất nào. Ông Lewis nói: “Trong phòng ngự Mỹ cần nỗ lực hết mọi khả năng của mình, nhưng nếu Triều Tiên muốn trao đổi thì Mỹ cũng sẵn sàng làm như vậy”.

Huy Long
Theo CNN

Theo Dịch
MỚI - NÓNG