Cú hích từ Hội nghị thượng đỉnh G20

Hội nghị thượng đỉnh G20 tại London đã lập ra một hội đồng ổn định tài chính mới để cảnh báo hiểm họa của nền kinh tế
Hội nghị thượng đỉnh G20 tại London đã lập ra một hội đồng ổn định tài chính mới để cảnh báo hiểm họa của nền kinh tế
TP - Vào 26 và 27-6, các nhà lãnh đạo G20 sẽ họp mặt tại Toronto, Canada với kỳ vọng tiếp tục tạo ra những cú hích cho nền kinh tế thế giới vượt qua khủng hoảng. Đây sẽ là Hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư của G20 kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, thảo luận những biện pháp phục hồi kinh tế thế giới và cải cách hệ thống tài chính quốc tế.
Hội nghị thượng đỉnh G20 tại London đã lập ra một hội đồng ổn định tài chính mới để cảnh báo hiểm họa của nền kinh tế
Hội nghị thượng đỉnh G20 tại London đã lập ra một hội đồng ổn định tài chính mới để cảnh báo hiểm họa của nền kinh tế.

Trong Hội nghị thượng đỉnh tại Washington vào 11-2008, G20 đã tổ chức cuộc họp đầu tiên ngay thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Họ đã tìm ra nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng toàn cầu và đồng ý tăng cường hợp tác trong cuộc chiến chống chủ nghĩa bảo hộ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng thời nhanh chóng lập kế hoạch giải quyết các vấn đề kinh tế tài chính toàn cầu, bao gồm tăng cường tính minh bạch, liêm chính và trách nhiệm trong thị trường tài chính.

Trong Hội nghị thượng đỉnh tại London vào 4-2009, G20 hứa rằng sẽ đóng góp hơn 1.000 tỷ USD cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới và các tổ chức tài chính đa quốc gia khác. Hành động này nhằm giám sát và điều chỉnh tất cả các tổ chức tài chính, sản phẩm và thị trường trong toàn bộ hệ thống kinh tế. Các nhà lãnh đạo nhất trí thành lập Hội đồng Ổn định tài chính (FSB), kế thừa Diễn đàn Ổn định tài chính (FSF). FSB hợp tác với IMF để cảnh báo sớm các hiểm họa cho nền kinh tế vĩ mô và tài chính và cách giải quyết.

Trong Hội nghị thượng đỉnh tại Pittsburgh của Hoa Kỳ vào 9-2009, các nhà lãnh đạo thực hiện bước đột phá lớn trong sắp xếp lại các tổ chức tài chính toàn cầu. Đồng thời, nhất trí tăng cường hệ thống quản lý tài chính quốc tế để tránh khủng hoảng trong tương lai, bao gồm cải cách hệ thống tiền lương của các quan chức hàng đầu, giám sát nguồn tài chính xuyên quốc gia. Hội nghị cũng thảo luận việc thực hiện kế hoạch kích thích kinh tế quy mô và hiệu quả hơn.

Hoàng Nhung
(Theo Xinhuanet)

MỚI - NÓNG