Đau lòng tập tục đưa con gái vào nhà chứa

Đau lòng tập tục đưa con gái vào nhà chứa
TPO - Tại một số ngôi làng ở Ấn Độ, các bé gái được chính bố mẹ gửi đến nhà chứa. Đây là hủ tục bắt nguồn từ xa xưa và hiện nay bị biến tướng vì mục đích kiếm tiền.

Cô Priya (30 tuổi), thời trẻ không được đi học, bị ép vào nhà chứa. Hiện tại, cô Priya làm việc ở một nhà thổ ở New Delhi. Cô sống và làm việc ở đó một vài tháng, kiếm được khoản tiền kha khá rồi về thăm làng và dành thời gian vài tuần cho gia đình. Cô nói, phải tiếp tục làm công việc không được coi trọng này vì không muốn con gái mình khổ.

“Những điều chúng tôi đã trải qua, chúng tôi không muốn con trẻ nếm trải. Điều này không nên xảy đến với bất kì ai”, cô nói.

Những câu chuyện như thế này rất phổ biến ở huyện Bharatpur, tỉnh Rajasthan thuộc phía tây Ấn Độ. Những bé gái ở đây khi đến tuổi dậy thì sẽ bị bán cho nhà thổ.

Theo truyền thống địa phương này, nghi lễ đánh dấu sự trưởng thành có tên Nathni Utarna (tháo bỏ khuyên mũi). Điều này có nghĩa là các bé gái đã lớn và có thể "làm chuyện ấy" và lập gia đình.

Tuy nhiên, theo tổ chức Plan India, một tổ chức từ thiện hoạt động trong làng vì mục đích loại bỏ hủ tục này, nghi lễ Nathni Utarna bây giờ không còn phổ biến nữa, nhưng lại bị nhiều người lạm dụng để làm chuyện xấu.

Thông thường, những bé gái bị chính bố hoặc anh em trai của mình đẩy vào con đường bán dâm. Những người đàn ông ở đây lại cho rằng, đó là việc hết sức bình thường. Họ nói tục này được truyền lại qua nhiều thế hệ, khởi nguồn từ nền văn hóa Devdasi (devdasi có nghĩa là tôi tớ của Thần).

Theo tập tục lâu đời, đầu tiên, con gái phục vụ những người đàn ông tầng lớp thượng lưu như hoàng tử, chúa đất bằng cách đàn và hát. Nhưng dần dần, điều này vô tình tạo ra tệ nạn mại dâm. Rất nhiều người như cô Priya phải kết thúc cuộc đời trong chốn lầu xanh ở các thành phố lớn.

Tiền chính là mấu chốt của vấn đề. Ở một số vùng miền, người dân chỉ sống dựa vào nghề nông và một số việc công nhật, do đó lương vô cùng ít. Chính vì vậy, bán con gái vào các nhà chứa là một cách để gia đình giảm bớt gánh nặng.

Hơn nữa, công việc này cũng tạo ra những nguồn thu khá béo bở. Một cô gái nói, có thể kiếm được hơn 20 USD một ngày ở New Delhi. Đó là khoản tiền lớn cho gia đình, trong khi nhiều người đang phải sống với mức dưới một USD một ngày.

Hiện tại, giới chức Ấn Độ và các tổ chức từ thiện đang nỗ lực để xóa bỏ hủ tục này bằng cách giáo dục tư tưởng, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân địa phương. Các kế hoạch cũng phần nào thu được kết quả khả quan.

Phan Yến
Theo CNN

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Đối tượng Thành tại cơ quan công an.
Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh trên phố
TPO - Ngày 19/4, Công an thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng cho biết, vừa ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Phạm Trung Thành (SN 2000, trú tại phường Hợp Giang, TP Cao Bằng) về hành vi “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi”.