Hội nghị quốc tế về Biển Đông lần hai tại Malaysia

Hội nghị quốc tế về Biển Đông lần hai tại Malaysia
Hội nghị quốc tế về Biển Đông lần thứ hai do Viện Nghiên cứu Biển Malaysia (MIMA) diễn ra trong hai ngày 4, 5-9 tại thủ đô Kuala Lumpur, thu hút sự tham gia của gần 150 học giả, chuyên gia nghiên cứu, các nhà ngoại giao đến từ 20 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

> Hội nghị Biển Đông tại Malaysia

Các đại biểu bên lề hội nghị
Các đại biểu bên lề hội nghị.

Với chủ đề “Những phát triển địa chiến lược và triển vọng quản lý tranh chấp,” hội nghị đã tập trung vào sáu phần chính, bao gồm vấn đề tranh chấp ở Biển Đông và ảnh hưởng đối với môi trường an ninh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đánh giá tình hình địa chính trị hiện nay ở Biển Đông, luật pháp quốc tế, cơ chế giải quyết tranh chấp, các giải pháp lâu dài, và thảo luận nhóm về hướng giải quyết tranh chấp.

Phát biểu khai mạc, Viện trưởng MIMA, Phó Chuẩn Đô đốc Ahmad Ramli, nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược và kinh tế của Biển Đông đối với các quốc gia ven biển và cộng đồng quốc tế.

Ông cho rằng tranh chấp lãnh thổ và tuyên bố chủ quyền chồng lấn là nguyên nhân gây căng thẳng, đe dọa dẫn tới xung đột và đe dọa hòa bình, ổn định, đoàn kết giữa các bên có quyền lợi trong khu vực.

Tại hội nghị, các học giả và các chuyên gia nghiên cứu đến từ Brunei, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Philippines, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Singapore và Việt Nam đã trình bày tham luận, chia sẻ thông tin và đưa ra những đề xuất, biện pháp cụ thể nhằm kiểm soát quản lý tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông trong bối cảnh địa chính trị trong khu vực đang có nhiều biến động.

Các đại biểu tập trung thảo luận về việc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), cho rằng đây là thời điểm chín muồi để ASEAN và Trung Quốc bàn thảo với nhau để sớm hoàn tất bộ quy tắc này.

Các đại biểu đánh giá cao vai trò của ASEAN, và rằng ASEAN đã đi đúng hướng khi thúc đẩy xây dựng COC.

Trong bài phát biểu, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược Ngoại giao Nguyễn Hùng Sơn đề xuất các lĩnh vực hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc cũng như các bên liên quan giúp ổn định khu vực, bao gồm việc hướng dẫn bổ sung thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); bắt đầu đối thoại về soạn thảo COC; tham gia vào đối thoại và hợp tác để thúc đẩy sự hiểu biết chung về Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS-1982) và đạt được sự hài hòa trong ứng dụng và thực hiện; khuyến khích quan hệ song phương, giúp quản lý tình hình chung, bao gồm các tranh chấp lãnh thổ.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (bên phải) trao Quyết định cho bà Nguyễn Vũ Bích HIền.
Thành ủy Hà Nội trao quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định chuẩn y bà Nguyễn Vũ Bích Hiền (SN 1975), Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, tham gia Ban Thường vụ, giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025.