Tân ngoại trưởng Mỹ sẽ dĩ nhu chế cương?

Tân ngoại trưởng Mỹ sẽ dĩ nhu chế cương?
TP - Ông Kerry (69 tuổi, thượng nghị sĩ 5 nhiệm kỳ đến từ bang Massachusetts, một trong những chính sách giàu nhất nước Mỹ) chắc chắn vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn khi xử lý các vấn đề quốc tế trên cương vị ngoại trưởng.

> Ông John Kerry chính thức là Ngoại trưởng Mỹ
> John Kerry - sự lựa chọn hoàn hảo

Ông
Ông Kerry.

Bà Hillary Clinton là một trong những ngoại trưởng Mỹ nổi tiếng nhất và công du nhiều nhất. Trong nhiệm kỳ bốn năm kết thúc vào ngày 31-1, bà bay đi bay lại gần 1 triệu dặm (1 dặm bằng 1,6km).

Người kế vị bà, cựu binh chiến tranh Việt Nam John Kerry, người được Thượng viện Mỹ ngày 30-1 phê chuẩn đảm nhiệm chức vụ ngoại trưởng, có thể không chạy như con thoi và được công dân nhiều nước biết đến như bà Clinton.

VN chúc mừng tân Ngoại trưởng Mỹ

Tuy nhiên, ông có 28 năm kinh nghiệm làm chính sách đối ngoại (thành viên Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, trong đó bốn năm qua là Chủ tịch), từng chạy đua với George W. Bush vào Nhà Trắng năm 2004.

Dù có kinh nghiệm và kỹ năng ngoại giao đầy mình, ông Kerry chắc chắn vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn khi xử lý các vấn đề quốc tế.

Thách thức trước mắt mà ông phải đối mặt là quan hệ Mỹ-Pakistan sẽ ra sao khi NATO rút quân khỏi Afghanistan. Pakistan được coi là nhân tố chính đảm bảo sự ổn định của quá trình rút quân và của Afghanistan giai đoạn sau đó, vì hoạt động của Taliban vùng biên giới và xuyên biên giới Pakistan - Afghanistan vẫn rất mạnh.

Trong khi đó, ông Kerry tỏ ra mềm mỏng với Pakistan, thường nói về sự cần thiết về một cách tiếp cận mang tính hòa giải hơn đối với Pakistan, từng phản đối việc cắt viện trợ cho nước này.

Tân Ngoại trưởng Mỹ cũng có thể khó duy trì việc thực hiện chính sách trọng tâm châu Á mà người tiền nhiệm đã làm tốt. Ông có khả năng phải đối mặt khủng khoảng trong khu vực, khi mà CHDCND Triều Tiên mấy ngày nay đe dọa trả đũa Hàn Quốc, Mỹ, rồi đe dọa thử hạt nhân lần thứ ba.

Ngoài việc sang Việt Nam cuối năm 1968 (được giao chỉ huy một tàu tuần tra ở đồng bằng sông Cửu Long) và một số chuyến thăm nước ngoài thông thường, ông Kerry không thực sự thông thạo về châu Á.

Ông được dự đoán sẽ không bỏ qua quan hệ Mỹ-Nhật trong bối cảnh căng thẳng Nhật-Trung về chủ quyền Senkaku/Điếu Ngư, nhưng ông sẽ phải cố hết sức để cân bằng quan hệ Mỹ-Nhật với quan hệ Mỹ-Trung, giảm bớt nỗi lo của Bắc Kinh về chính sách trọng tâm châu Á của Washington.

Trong khi đó, Iran và chương trình hạt nhân của nước này chắc chắn sẽ ở mức ưu tiên cao trong chương trình nghị sự của tân Ngoại trưởng Mỹ.

Ông Kerry kế thừa di sản xung đột giữa Iran và Mỹ cùng đồng minh, thể hiện qua các lệnh trừng phạt mới, đàm phán hạt nhân bế tắc, những vụ ám sát và vụ nổ bí ẩn… Ông sẽ phải ra những quyết định quan trọng về Iran, được dự đoán nghiêng về hướng ngăn ngừa, thay vì chặn đứng nước này.

Về chảo lửa Trung Đông, đặc biệt là sự đối đầu giữa Israel và Palestine, ông Kerry vẫn phải đương đầu tiến trình đàm phán hòa bình đình trệ, Israel gia tăng sức ép đòi tấn công Iran…

Nhưng thế giới có quyền hy vọng trong nhiệm kỳ 4 năm của ông Kerry, người có tư tưởng phản chiến và “lạt mềm buộc chặt”, xung đột, căng thẳng ở các điểm nóng và giữa các nước sẽ ít hơn thời của bà Clinton.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG