8 tàu Trung Quốc kéo ra Điếu Ngư/Senkaku

8 tàu Trung Quốc kéo ra Điếu Ngư/Senkaku
TPO – Cảnh sát biển Nhật Bản (JCG) hôm nay (23/4) cho biết, Trung Quốc vừa điều 8 tàu ra gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

> Trung Quốc mở rộng UAV giám sát Biển Đông
> Nhật Bản ‘chơi rắn’, Trung Quốc kêu la
> Trung Quốc điều tàu khu trục ra Điếu Ngư/Senkaku

Quần đảo Điếu Ngư/Senkaku
Quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.

Theo CNN, JCG cho biết đoàn tàu của Trung Quốc tiến ra vùng biển quần đảo tranh chấp vào lúc 8 giờ hôm nay (23/4) và chỉ cách một trong số hòn đảo thuộc quần đảo khoản 12 hải lý.

Đây là lần Trung Quốc điều nhiều tàu nhất ra vùng biển quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku kể từ khi tranh chấp về chủ quyền quần đảo này nổ ra từ tháng chín năm ngoái.

Tám tàu của Trung Quốc tiến ra vùng biển quần đảo tranh chấp xảy ra sau chưa đầy một tuần Hạm đội Nam Hải thuộc Lực lượng Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đưa hai tàu tới đây (hôm 17/4) sau khi vượt qua eo biển Miyako.

Nhật Bản sẽ dùng vũ lực đuổi tàu Trung Quốc

Trước việc Trung Quốc đưa tám tàu tiến sát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm nay tuyên bố sẽ “trục xuất bằng vũ lực” tất cả các phương tiện của Bắc Kinh nếu chạm tới quần đảo.

Trung Quốc nhiều lần điều tàu ra vùng biển gần quần đảo Điếu Ngư/Senkaku bất chấp sự phản đối của Nhật Bản
Trung Quốc nhiều lần điều tàu ra vùng biển gần quần đảo Điếu Ngư/Senkaku bất chấp sự phản đối của Nhật Bản.

“Chúng tôi sẽ có hành động kiên quyết chống lại bất cứ hành động nào liên quan đến vùng lãnh hải và lãnh thổ. Nếu Trung Quốc chạm đến quần đảo thì việc chúng tôi “trục xuất bằng vũ lực” đối với các phương tiện của họ (Trung Quốc) là điều hoàn toàn tự nhiên”, dẫn lời thủ tướng Shinzo Abe.

Nhật Bản cũng đã triệu đại sứ Trung Quốc để phản đối động thái này.

Chánh văn phóng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cũng cho biết: “Đó là một hành động tồi tệ và không thể chấp nhận được khi chính phủ Trung Quốc liên tục đi vào vùng lãnh hải của Nhật Bản. Chúng tôi phản đối mạnh mẽ hành động này”.

Tranh chấp về chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku giữa Bắc Kinh và Tokyo bùng nổ từ tháng 9/2012 sau khi chính quyền Nhật Bản tuyên bố quốc hữu hóa ba hòn đảo của quần đảo.

Hai bên trong thời gian qua liên tục có các hành động để khẳng định chủ quyền của mình.

Trong một bài phát biểu trên Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI) hồi cuối tháng ba của người phát ngôn Bộ Ngoại giao, ông Hồng Lỗi nói rằng “Trung Quốc chưa bao giờ xâm chiếm một tấc đất của nước khác”. Tuy nhiên phía Nhật Bản không đưa ra phản hồi trước tuyên bố này.

Hôm 11/4, Trung Quốc bày tỏ sự quan ngại trước việc Đài Loan và Nhật Bản ký kết một hiệp định đánh cá ở vùng biển quanh Điếu Ngư Đài/Senakaku.

Trong thời gian qua, Trung Quốc đang gây tranh chấp lãnh thổ với một số nước khác trong khu vực liên quan đến Biển Đông và Biển Hoa Đông. Philippines hồi tháng một năm nay đã đệ đơn lên tòa án Trọng tài quốc tế về vấn đề tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc.

Mới đây, Hải quân Trung Quốc còn tràn xuống bãi đá chỉ cách Malaysia 80 km để tập trận.

Trước đó, Trung Quốc còn ngang nhiên bắn vào tàu cá của ngư dân Việt Nam khi đang đánh bắt cá trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ hành động này của Trung Quốc.

Nguyễn Thủy
Theo Japan Today

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Công an Phú Yên dồn toàn lực đảm bảo an toàn cho Tiền Phong Marathon 2024
Công an Phú Yên dồn toàn lực đảm bảo an toàn cho Tiền Phong Marathon 2024
TPO - Trao đổi với PV báo Tiền Phong, Đại tá Nguyễn Khoẻ - Phó Giám đốc Công an tỉnh Phú Yên, cho biết: "Tất cả các lực lượng Công an tỉnh Phú Yên đã sẵn sàng làm nhiệm vụ nhằm đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ an toàn cho các du khách đến địa phương và vận động viên tham gia Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong lần thứ 65 - năm 2024".