Thỏa thuận mới của Nga và Mỹ về Syria:Không dễ thành công

Thỏa thuận mới của Nga và Mỹ về Syria:Không dễ thành công
TP - Thỏa thuận mới của Nga và Mỹ về việc triệu tập một hội nghị quốc tế về Syria được coi là kết quả chính của cuộc gặp vừa diễn ra tại Mátxcơva giữa Ngoại trưởng Mỹ Kerry với Tổng thống Nga Putin và Ngoại trưởng Nga Lavrov.

> Nga ‘bóp chết’ công nghiệp chế tạo máy bay Trung Quốc?
> Liệu Mỹ có nên phái lính can thiệp quân sự tại Syria?

Thử thêm một lần nữa

Tin này đã lập tức trở thành tin chính của các hãng thông tấn và báo chí hàng đầu khắp năm châu.

Đây không phải lần đầu tiên cộng đồng quốc tế, trong đó có Nga và Mỹ, quyết định triệu tập một hội nghị quốc tế về Syria.

Theo lời tuyên bố của Ngoại trưởng Lavrov sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Kerry, hội nghị lần này có thể sẽ được triệu tập ngay vào cuối tháng 5 với nhiệm vụ phát triển những kết quả đã đạt được tại hội nghị quốc tế về Syria lần trước tại Geneve.

Hội nghị Geneve diễn ra vào tháng 6 năm ngoái với sự tham gia của tất cả 5 nước uỷ viên thường trực HĐBA LHQ cùng một số nước láng giềng với Syria đã dự kiến thành lập Chính phủ quá độ ở Syria bao gồm cả đại diện của chính quyền hiện nay lẫn đại diện của phe đối lập. Tiếp đó, Chính phủ quá độ sẽ tổ chức bầu cử Nghị viện và bầu cử Tổng thống.

Các nhà phân tích lại tỏ ra thận trọng trước những nỗ lực ngoại giao chung của Nga và Mỹ. Tờ The New York Times một mặt thừa nhận thoả thuận Nga - Mỹ vừa đạt được tại Mátxcơva là “điểm sáng” trong những ngày ảm đạm của Syria và chứng tỏ cả Nga và Mỹ đều mong muốn chặn đứng cuộc leo thang nguy hiểm ở Syria. Nhưng mặt khác, New York Times cũng tỏ ý hoài nghi, không hiểu Nga và Mỹ sẽ làm thế nào để thuyết phục được các phe phái đối địch nhau đồng ý ngồi vào bàn thương lượng.

Về phần mình, ông Kerry cũng xác nhận quyết tâm của Mỹ quay trở lại bản Thông cáo chung Geneve, trong đó có đề xuất kế hoạch giải quyết cuộc xung đột ở Syria bằng con đường chính trị và ngoại giao. Ông Kerry khẳng định bản Thông cáo chung Geneve là con đường thực sự quan trọng để chấm dứt cuộc đổ máu ở Syria.

Damascus cũng đã ngay lập tức lên tiếng hoan nghênh việc lập trường của Nga và Mỹ xích lại gần nhau và cam kết sẽ tham gia những cuộc thương lượng trên cơ sở bản Thông cáo chung Geneve.

Tuy nhiên, các nhà phân tích lại tỏ ra thận trọng trước những nỗ lực ngoại giao chung của Nga và Mỹ. Tờ The New York Times một mặt thừa nhận thoả thuận Nga - Mỹ vừa đạt được tại Mátxcơva là “điểm sáng” trong những ngày ảm đạm của Syria và chứng tỏ cả Nga và Mỹ đều mong muốn chặn đứng cuộc leo thang nguy hiểm ở Syria.

Nhưng mặt khác, New York Times cũng tỏ ý hoài nghi, không hiểu Nga và Mỹ sẽ làm thế nào để thuyết phục được các phe phái đối địch nhau đồng ý ngồi vào bàn thương lượng.

Hơn nữa, cũng theo nhận xét của New York Times, cả hai Ngoại trưởng Nga và Mỹ đều không nói một lời nào về địa điểm hội nghị sẽ diễn ra cũng như về những bảo đảm cho hội nghị thành công.

Tờ The Washington Post tuy thừa nhận thỏa thuận Nga - Mỹ vừa đạt được là bằng chứng mới về sự hợp tác giữa hai nước trong vấn đề Syria nhưng cũng nhấn mạnh một thực tế là Nga và Mỹ cho tới nay vẫn giữ lập trường khác nhau về vấn đề này và vẫn ủng hộ những phe đối địch nhau ở Syria.

Nga trước sau như một luôn luôn ủng hộ Chính phủ hợp pháp ở Syria còn Mỹ ủng hộ phe đối lập và thậm chí đang ráo riết xem xét khả năng cung cấp vũ khí cho phe đối lập.

Phe đối lập ở Syria cũng cho biết họ không muốn tiếp xúc với Chính phủ của Tổng thống Assad. Họ e ngại hội nghị quốc tế về Syria sẽ buộc họ phải đồng ý để ông Assad hoặc những đại diện thân cận của ông chiếm những vị trí chủ chốt trong Chính phủ quá độ tương lai.

Ngay cả Ngoại trưởng Nga Lavrov cũng nhận thấy khó khăn này. Ít ngày trước đây ông tuyên bố ý kiến của Nga và Mỹ là rất quan trọng nhưng vấn đề rút cuộc vẫn phụ thuộc chủ yếu vào người Syria.

Như vậy, không loại trừ khả năng hội nghị quốc tế lần này nếu được triệu tập cũng sẽ đi theo vết xe đổ của hội nghị lần trước ở Geneve. Nghĩa là có thông cáo, có nghị quyết nhưng chẳng có người thực hiện.

Chiến sự vẫn nóng bỏng

Trong khi ấy, tình hình trong khu vực vẫn ngày càng nóng bỏng nhưng giờ đây chủ yếu là giữa Syria với Israel. Nguyên nhân là vài ngày trước đây, Israel đã lần thứ hai dùng tên lửa tấn công Trung tâm nghiên cứu của Syria tại ngoại ô thủ đô Damascus. Tuy nhiên phía Israel cho rằng họ đã tấn công những tên lửa của Iran trên đường qua Syria để cung cấp cho phong trào Hezbollah thân Syria ở Lebanon.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel tuyên bố Israel không có ý định can thiệp vào cuộc nội chiến ở Syria nhưng kiên quyết bảo vệ lợi ích của mình.

Đáp lại, Tổng thống Assad kịch liệt lên án cuộc tấn công của Israel và tuyên bố cao nguyên Golan sẽ mau chóng trở thành mặt trận chống những hành động phiêu lưu quân sự của Israel.

Đồng thời, đại diện chính thức của “Mặt trận nhân dân giải phóng Palestine” cũng xác nhận những nhóm Palestine hoạt động ở Syria đã được chính quyền Syria cho phép tiến hành những chiến dịch chống Israel tại cao nguyên Golan.

Ngọc Thoa
Theo Ng.ru và Mignews.ru

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.