TQ khích Đài Loan chơi rắn 'quấy' Mỹ, Phi

TQ khích Đài Loan chơi rắn 'quấy' Mỹ, Phi
TPO - Sau khi ngư dân Đài Loan bị Philippines bắn chết, Trung Quốc đã tung ra nhiều ngôn luận thôi thúc Đài Loan 'chơi rắn' với quốc gia Đông Nam Á này.

TQ khích Đài Loan chơi rắn 'quấy' Mỹ, Phi

> Lính TQ có thể cải trang ngư dân chiếm đảo ở Trường Sa’

> Đài Loan bác bỏ cáo buộc Philippines bằng dữ liệu vệ tinh 

TPO - Sau khi ngư dân Đài Loan bị Philippines bắn chết, Trung Quốc đã tung ra nhiều ngôn luận thôi thúc Đài Loan 'chơi rắn' với quốc gia Đông Nam Á này.

Hôm nay, tờ Nhân dân Nhật báo đã đưa ra bài bình luận “chọc tức” Đài Loan và phân tích tại sao cùng là đồng minh mà Mỹ lại “ưu ái” Philippines hơn?

Hiện tại, cuộc đối đầu giữa Đài Loan và Philippines xung quanh sự kiện ngư dân Đài Loan bị Philippines bắn thiệt mạng vẫn đang tiếp tục, hai bên không không ngừng gia tăng sức ép để bắt đối phương phải cúi đầu, sự kiện sẽ kết thúc với kết cục thế nào vẫn cần thời gian theo dõi. Tuy nhiên, ít nhất từ cục diện hiện tại, Đài Loan cần phải xác định được rằng, thái độ của Mỹ đối với Đài Loan trong vấn đề này ra sao?

Lực lượng Đài Loan tập trận hôm 16-5. Ảnh: REUTERS
Lực lượng Đài Loan tập trận hôm 16-5. Ảnh: REUTERS.
 

Mỹ khiến Đài Loan thất vọng

Sau khi sự kiện xảy ra, dĩ nhiên cả Đài Loan và Philippines đều trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của báo chí, tuy nhiên vẫn còn lập trường của một bên không thể coi nhẹ là Mỹ - quốc gia từ lâu vẫn tự xưng là quốc gia Thái Bình Dương có lợi ích quan trọng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Dĩ nhiên là phía Đài Loan cũng hiểu Mỹ sẽ phát huy vai trò quan trọng trong sự kiện này, chính vì thế, cũng như trước đây, Đài Loan không hề tỏ ra bất ngờ trước cách hành xử của Mỹ.

Ngày 12-5, trước khi ra thông điệp cuối cùng 72 tiếng đồng hồ cho Philippines, chính quyền Đài Loan đã lấy danh nghĩa “sự kiện khẩn cấp nhất” và thông báo với Mỹ rằng sẽ có biện pháp hành động. Ngày 15-5, trước khi Đài Loan tổ chức tập trận trên quy mô lớn, sĩ quan hải quân của Hiệp hội Mỹ tại Đài Loan (AIT) có trụ sở tại Đài Bắc còn đến “Bộ tư lệnh hải quân” Đài Loan bày tỏ sự quan tâm sâu sắc, tìm hiểu nội dung của cuộc tập trận, dĩ nhiên phía Đài Loan cũng đã thông báo toàn bộ chương trình mà không giấu diếm gì.

Tuy nhiên, điều khiến phía Đài Loan không thể ngờ được là, Mỹ không đưa ra sự “phán quyết công minh” trong sự kiện này, thể hiện rõ thái độ bênh vực Philippines. Người phát ngôn của Bộ ngoại giao Mỹ cho biết, hoan nghênh chính phủ Philippines triển khai cuộc điều tra toàn diện và minh bạch đối với sự kiện này, đồng thời hối thúc phía Đài Loan bình tĩnh trước khi kết quả điều tra được tuyên bố. Đối với hành động giết ngư dân Đài Loan, mặc dù phóng viên đã hỏi nhiều lần nhưng người phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ không hề tỏ ý khiển trách.

Ngày 18-5, Ông Bùi Sĩ Liên – trưởng nhóm thông tin văn hóa của AIT cũng lên tiếng cảnh cáo, trước khi Philippines hoàn thành cuộc điều tra, tốt nhất chính quyền Đài Loàn cần tránh việc áp dụng các biện pháp phản ứng quá khích để không đưa ra quyết định sai lầm.

Tại sao Philippines chơi rắn?

Sau đó, đột nhiên Philippines lại tỏ thái độ rắn mặt với Đài Loan, không những bày tỏ “không sợ” trước cuộc tập trận của Đài Loan, mà còn từ chối việc cùng phối hợp với Đài Loan để triển khai cuộc điều tra dù trước đó đã đồng ý.

Nhiều nhà phân tích cho rằng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do Mỹ âm thầm ủng hộ Philippines. Trước sự lobby của “đại diện Đài Loan tại Mỹ”, các thành viên thuộc “tuyến Đài Loan” trong Hạ viện Mỹ, ông Steve Chabot chủ tịch Tổ Châu Á - Thái Bình Dương thuộc Uỷ ban Ngoại giao Hạ Nghị viện Mỹ và ông Eni Faleomavaega - nghị sĩ đứng đầu đảng thiểu số đã phát biểu một tuyên bố chung vào ngày 16-5, bày tỏ sự khiển trách đối với hành vi của Philippines, đây có thể coi là sự bày tỏ thái độ khá công minh của Mỹ về sự kiện này. Tuy nhiên, dư luận đều biết, các nghị sĩ quốc hội Mỹ không có quyền giải quyết các sự vụ đối ngoại, những phát ngôn của họ chỉ đại diện cho ý kiến cá nhân, không đại diện cho quan điểm của chính phủ Mỹ.

Ngày 16-5, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các sự vụ châu Á - Thái Bình Dương của Bộ ngoại giao Mỹ khi tham dự cuộc điều trần của quốc hội nước này đã bài tỏ “cảm thấy rất khó xử (trước sự kiện này). Đây có lẽ là suy nghĩ thực của Mỹ, vì Đài Loan và Philippines đều là bộ phận tổ thành quan trọng trong “chiến lược tái cân bằng” của Mỹ, thiếu bất kỳ khâu nào đều khiến lợi ích của Mỹ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, tại sao Mỹ vẫn đưa ra quyết định bênh vực Philippines?

Quan hệ Mỹ - Đài mong manh

Trước hết, thân phận và địa vị của Philippines và Đài Loan khác nhau. Trong lịch sử, Philippines từng là thuộc địa của Mỹ, bị Mỹ thống trị nửa thể kỷ. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Philippines đã thoát khỏi ách thống trị của Mỹ và giành được độc lập. Tuy nhiên đến năm 1951, hai bên lại ký kết “Hiệp ước phòng ngự chung”, kết thành quan hệ đồng minh quân sự, cho đến thời điểm hiện tại, điều ước này vẫn có hiệu lực. Năm 2012, khi Trung Quốc và Philippines xảy ra tranh chấp về chủ quyền đảo Hoàng Nham/Scarborough, Bộ trưởng ngoại giao Philippines đã khẳng định rất quả quyết rằng, ngoại trưởng Mỹ Hilary và Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đã cam đoan với Philippines rằng Mỹ sẽ tuân thủ Hiệp ước phòng ngự chung giữa hai nước.

Vậy quan hệ giữa Đài Loan và Mỹ như thế nào? Năm 1954, sau khi Quốc dân đảng chạy sang Đài Loan, Mỹ và Đài Loan đã Ký “Hiệp ước phòng ngự chung”, hai bên cũng kết thành quan hệ đồng minh. Năm 1979, sau khi Trung Quốc và Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao, Đài Loan và Mỹ không những kết thúc quan hệ đồng minh, mà còn cắt đứt quan hệ ngoại giao, hai bên chỉ duy trì mối quan hệ kinh tế phi quan phương. Mặc dù Mỹ đã xây dựng “đạo luật quan hệ với Đài Loan”, nhưng tính chất phi quan phương trong quan hệ Đài Loan vẫn không hề thay đổi.

Giữa hai bên cân là đồng minh và đối tác (thập chí là quan hệ dân gian), cán cân nghiêng về bên nào đã quá rõ ràng.

Thứ hai, chính sách của Đài Loan và Philippines với Mỹ không giống nhau. Mặc dù cả hai đều coi Mỹ là “đại ca”, là tấm ô bảo vệ lớn nhất cho an ninh của hộ, nhưng vẫn có sự khác biệt trong mức độ. Lập trường thân Mỹ của Đài Loan rất rõ ràng, vô điều kiện. Một trong những bộ phận tổ thành quan trọng nhất của chiến lược đối ngoại của chính quyền Đài Loan là “thân Mỹ”. Không những nhượng bộ về mọi mặt trong chính sách đối với Mỹ, mà Đài Loan còn răp rắp nghe theo lời Mỹ trong chính sách đối với Trung Quốc đại lục. Đài Loan chần chừ không chịu khởi động cuộc đàm phán chính trị với Trung Quốc đại lục là một minh chứng quan trọng. Mặc dù Philippines cũng luôn 'ôm chân' người Mỹ, nhưng mức độ lại thua xa Đài Loan.

Theo lẽ thường, nếu Đài Loan thân Mỹ hơn nên Đài Loan càng phải được Mỹ ưu ái hơn, nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Nguyên nhân rất đơn giản, giống như quan hệ giữa con người với con người, nếu một người cố gắng lấy lòng một người khác bằng mọi giá thì kết quả mà họ đạt lại càng tệ hơn. Đài Loan cố gắng lấy lòng Mỹ bằng cách đánh mất chính bản thân mình, đổi lại chỉ lấy được sự khinh thường thậm chí là miệt thị của Mỹ đối với Đài Loan.

Nhân dân nhật báo khẳng định, giá trị lợi dụng của Mỹ đối với Đài Loan và Philippines không giống nhau. Trong lịch sử, cả hai đều đã từng là con cờ trong chiến lược châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ, đều là bộ phận tổ thành quan trọng để Mỹ bao vây Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của cục diện thế giới, hiện tại đối với Mỹ, giá trị lợi dụng của Đài Loan và Philippines đã có sự khác biệt. Dư luận đều biến, chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc là sách lược “tiếp xúc” cộng “kiềm chế” song hành. Sau khi Mỹ đưa ra chiến lược trở lại châu Á và “chiến lược tái cân bằng”, do giữa Philippines và Trung Quốc đại lục tồn tại tranh chấp chủ quyền trên biển Đông, Philippines đóng nhiều vai trò “kiềm chế” trong chiến lược kiểm soát Trung Quốc đại lục của Mỹ hơn, là con tốt theo đuôi ngựa chính thống.

Còn đối với Đài Loan, sau khi lên nắm quyền, Mã Anh Cửu không còn thực hiện các chính sách khiêu khích đại lục, mà theo đuổi chính sách hòa giải, đối thoại, hòa bình, khiến mối quan hệ giữa hai bờ eo biển ngày càng có xu hướng ấm lên. Vai trò “tiếp xúc” với Trung Quốc đại lục của Đài Loan được thể hiện rõ nét hơn trong chiến lược châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ, Mỹ rất ít khi trực tiếp lợi dụng Đài Loan để khiêu khích Trung Quốc đại lục. Và kết quả là, bình thường Đài Loan được hưởng lợi nhiều hơn, nhưng trong thời điểm then chốt, Philippines lại được “ông chủ” ủng hộ cao hơn.

Tờ Nhân dân Nhật báo kết luận, nếu phía Đài Loan nhận thức được mấy điểm trên sẽ không còn ôm ảo tưởng gì với Mỹ mà nên đề ra chiến lược ngoại giao mới. Tuy nhiên, điều đáng buồn là, dường như chính quyền Đài Loan không ý thức được điều này, hoặc là đã ý thức được nhưng vẫn không chịu thay đổi quan niệm, đưa ra hành động. Mới đây, “đại diện Đài Loan tại Mỹ” đã ngây thơ cho rằng: “Mỹ không bênh vực Philippines, mà chỉ là do thông tin không đủ mà thôi”, đồng thời còn chủ trương tiếp tục làm công tác tư tưởng với người Mỹ để đốc thúc Mỹ tìm kiếm sự công bằng cho Đài Loan.

Huy Long
Theo Nhân dân nhật báo

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.