Hoàn Cầu: 'Nhật-Phi không dám sống mái với Trung Quốc'

Hoàn Cầu: 'Nhật-Phi không dám sống mái với Trung Quốc'
TPO - Hoàn Cầu nhận định Nhật Bản và Philippines đều không có quyết tâm chiến lược chơi một trận sống mái với Trung Quốc và việc 'bao vây' Trung Quốc là ảo tưởng ngông cuồng...

Hoàn Cầu: 'Nhật-Phi không dám sống mái với Trung Quốc'

> Dân Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc 

TPO - Hoàn Cầu nhận định Nhật Bản và Philippines đều không có quyết tâm chiến lược chơi một trận sống mái với Trung Quốc và việc 'bao vây' Trung Quốc là ảo tưởng ngông cuồng...

Hôm nay 24/7, tờ Hoàn Cầu của Trung Quốc đã lên tiếng về cuộc biểu tình chống Trung Quốc mà người Philippines tổ chức ngày hôm qua 24/7.

Hoàn Cầu: 'Nhật-Phi không dám sống mái với Trung Quốc' ảnh 1
 

Tờ báo này cũng nhấn mạnh, “trục liên minh” Nhật- Phi chống Trung Quốc sẽ không bao giờ đạt được kết quả như mong muốn.

Nhật-Phi không dám chơi một trận sống mái

Theo Hoàn Cầu trưa hôm qua 24/7, cuộc biểu tình chống Trung Quốc trên phạm vi toàn cầu của Philippines được mở màn một cách ảm đạm tại Manila, số người tham gia ít hơn rất nhiều so với dự đoán. Hoàn Cầu võ đoán xem ra hầu hết người Philippines đều biết, trong vấn đề biển Đông nếu đối đầu gay gắt với Trung Quốc sẽ không có tương lai, tựa như xem một trận thi đấu ắt phải thua, nhiệt huyết của mọi người dĩ nhiên sẽ giảm mạnh.

Tờ báo dân tộc chủ nghĩa này cho rằng chính phủ Philippines chẳng khác gì “vị diễn viên đã nhận tiền cát xê”, khán giả nhiều hay ít đều phải diễn. Hơn nữa “ông bầu” chi tiền cho Manila là Washington và Tokyo. Chiến lược trở lại châu Á của Mỹ cần một số điểm tựa vững chắc, tranh chấp trên biển đông là một trong những điểm tựa thích hợp nhất. Chính vì thế bề ngoài Mỹ không làm người tham gia vào cuộc xung đột, nhưng quốc gia này là trụ cột tinh thần để Philippines chơi rắn với Trung Quốc. Trước sự ủng hộ của Washington, đối đầu với Trung Quốc đã trở thành một thói quen của chính trị Philippines.

Hoàn Cầu phân tích Nhật Bản đang đối đầu với Trung Quốc ở biển Hoa Đông, mặc dù cũng có sự hậu thuẫn của Mỹ sau lưng, nhưng không như ở biển Đông, không chỉ một quốc gia gây hấn với Trung Quốc. Tại biển Hoa Đông, Nhật Bản buộc phải “một đấu một” với Trung Quốc. Cùng với sự phát triển của Trung Quốc, Nhật Bản ngày càng phải đối mặt với sức ép lớn, quốc gia này rất cần những đồng minh xảy ra tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, rất mong muốn Trung Quốc sa lầy vào cảnh ngộ bị nhiều bên gây hấn.

Sắp tới ông Shinzo Abe sẽ sang thăm Đông Nam Á, Philippines là một trong những trạm dừng chân. Rất có thể ông Abe sẽ chuyển giao số tàu tuần tra mà Nhật Bản tặng cho chính phủ Philippines. Các tàu tuần tra này sẽ được sử dụng để tăng cường khả năng đối chọi trên biển với Trung Quốc của Philippines.

Nhật Bản và Philippines từng bước hình thành nên “trục liên minh” ở hải vực xung quanh phối hợp đối phó với Trung Quốc, tuy nhiên vai trò chiến lược mà “trục liên minh Nhật – Phi” có thể phát huy rất có hạn. Nó có thể giúp Nhật Bản và Philippines “bơm” chí khí cho nhau, gây cho họ ảo giác Nhật - Phi “thế mạnh người đông”, còn Trung Quốc “đơn thương độc mã”, cổ vũ sĩ khí trong nước.

Tuy nhiên Hoàn Cầu quả quyết Nhật Bản và Philippines sẽ không dám khua chiêng đánh trống chính quy hóa “trục liên minh” này. Trung Quốc chiếm ưu thế về sức mạnh tổng hợp ngày càng rõ nét. Tờ báo này kết luận Nhật Bản và Philippines đều không có quyết tâm chiến lược chơi một trận sống mái với Trung Quốc, họ cũng đều không có ý định vì cuộc tranh chấp lãnh thổ mà từ bỏ sự hợp tác về kinh tế với Trung Quốc, hai quốc gia sân si giữa được và mất đến với nhau, kết thành “trục liên minh” cũng sẽ không có sức mạnh lớn.

'Bao vây Trung Quốc là ảo tưởng ngông cuồng'

Tiếp đó, Hoàn Cầu phân tích, năm xưa trong Chiến tranh thế giới thứ hai, sau khi chiếm lĩnh một số khu vực ở Đông Nam Á, Nhật Bản đã từng bao vây Trung Quốc ở phía Nam. Hiện tại dường như Nhật Bản đang đi lại nước cờ cũng một cách có ý thức, tuy nhiên thời cuộc đã thay đổi. Chiến lược ngoại giao mà Nhật Bản xây dựng ở Đông Nam Á do thiếu sự nâng đỡ của sức mạnh quốc gia siêu cường, không thể hình thành nên ý nghĩa đại chiến lược, chúng chỉ có thể giúp Nhật Bản tổ chức được những vụ làm ăn lẻ tẻ, cái gọi là “bao vây Trung Quốc” thực sự là ảo tưởng ngông cuồng của một số người Nhật Bản mà thôi.

Tờ báo này phỏng đoán Philippines biết Trung Quốc sẽ không làm gì mình nên không ngừng gây ra những sóng gió nhỏ, tìm kiếm sự cân bằng về chính trị trong nước. Philippines là không gây hấn trong chuyện này sẽ gây hấn bằng chuyện khác, không ngừng chống lại Trung Quốc giúp không ít thế lực chính trị trong quốc gia này có việc để làm.

Hoàn Cầu khẳng định, những va chạm với Nhật Bản và Philippines đã trở thành chuyện thường nhật trong các sự vụ đối ngoại của Trung Quốc, Bắc Kinh chỉ cần thích nghi là ổn, không cần thiết phải bỏ thời gian ra tương tác qua lại với họ. Tờ báo này mai mỉa như việc Philippines tổ chức biểu tình trên phạm vi toàn cầu, trong khi người Philippines trên thế giới có được bao nhiêu? Nếu người Hoa trên toàn cầu tổ chức một cuộc biểu tình lớn cho lãnh thổ trên biển Đông của mình thì mới thật sự hấp dẫn. Tuy nhiên Trung Quốc thực sự không đáng phải làm rầm rộ để đối phó với Philippines. Trung Quốc không cần phải làm to chuyện mà chỉ phát triển theo nhịp điệu của mình, hành động bình tĩnh, có trật tự.

Mấy ngày trước Trung Quốc chính thức thành lập Cục cảnh sát biển, mấy con tàu của cảnh sát biển đã thay thế tàu hải giám bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc ở hải vực gần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Hoàn Cầu cho rằng thành lập Cục cảnh sát biển là một bước đi bình thường trong công tác tăng cường hoạt động bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.

Cuối cùng Hoàn cầu trịch thượng kết luận, sức mạnh là ngôn ngữ hiệu quả nhất, càng có người muốn đối đầu với Trung Quốc, đạo lý này càng phát huy tác dụng. Chỉ cần sức mạnh của Trung Quốc không ngừng gia tăng, đó chính là một sự uy hiếp sẽ khiến những kẻ khác 'cảm thấy lạnh gáy'.

Huy Long
Theo Hoàn Cầu

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.