Afghanistan: Trầm trọng nạn mua bán chức vụ

Afghanistan: Trầm trọng nạn mua bán chức vụ
TP - “Nếu thứ gì không mua được bằng tiền thì có thể mua được bằng nhiều tiền” - Điều này có vẻ rất đúng ở Afghanistan.
Afghanistan: Trầm trọng nạn mua bán chức vụ ảnh 1
Thuốc phiện - nguồn thu quan trọng của các quan chức chính quyền Afghanistan

Theo báo Mỹ “Diễn đàn thông tin quốc tế” số ra ngày 1/1/2009 thì chính phủ Mỹ đang rất lo ngại về vấn đề tham nhũng, thối nát trong chính quyền Afghanistan. Chính phủ Kabul cũng thừa nhận: tham nhũng đang là mối đe doạ lớn nhất đối với họ chứ không phải là quân Taliban.

Nói đến đặc điểm nổi bật nhất của chính phủ Afghanistan thì mọi nhà quan sát quốc tế đều khẳng định ngay: đó là nạn tham nhũng! Muốn trở thành giám đốc cảnh sát một tỉnh phải chi bao nhiêu tiền? Câu trả lời là: 10 vạn USD! Muốn thắng trong một vụ kiện phải bỏ ra bao nhiêu? Trả lời: 25 ngàn USD!

Mặc dù mỗi năm, Afghanistan đều nhận được hàng tỷ USD viện trợ từ các nước, nhưng các nhân viên chính phủ vẫn tìm mọi cách bán chức tước để kiếm tiền. 7 năm trước, chính phủ Afghanistan được xây dựng từ tro tàn chiến tranh và mọi người nhìn họ với con mắt đầy hy vọng.

Thế nhưng ngày nay, chính phủ đó trở thành một cơ cấu bị nhiều quan chức lợi dụng để tham nhũng và làm những việc hủ bại. Một loạt cuộc điều tra gần đây cho thấy, trong tầng lớp cao nhất của chính phủ có những phần tử tham nhũng xấu xa, trong đó có Admad Karzai, em trai của Tổng thống Karzai. Tay “hoàng thân” này hiện đang thao túng mạng lưới buôn bán ma túy lớn nhất toàn cầu.

Tổng thống Hamid Karzai rất lo lắng về tệ tham nhũng. Ông từng nói, tệ tham nhũng đã làm gia tăng thêm sự bất tín nhiệm của dân chúng đối với chính phủ, điều này sẽ thúc đẩy sự phục hồi của chính quyền Taliban.

Tại một hội nghị về phát triển nông thôn, ông đã mạnh mẽ lên án các hành vi tham nhũng: các quan chức Afghanistan đã có đủ những thứ họ cần, các ngân hàng nước ngoài đều đầy ắp tiền gửi của họ.

Hành vi tham nhũng của quan chức Afghanistan là một thách thức lớn cho Tổng thống Mỹ mới đắc cử Obama. Ông Ashlav, cựu Bộ trưởng Tài chính Afghanistan nói, chính phủ đã mất năng lực điều hành bởi các thành viên của nó đã trở thành đồng lõa của các trùm buôn ma túy, chính phủ đã bị các trùm ma túy tiếp quản, các thế lực xã hội đen đang thống trị đất nước này.

Các hoạt động đưa và nhận hối lộ có thể nhìn thấy công khai ngay trên đường phố. Việc cảnh sát nhận tiền bảo kê của các thương gia là chuyện không cần giấu giếm.

Tại các nước đang phát triển, tham nhũng là điều thường gặp, nhưng ở Afghanistan thì tham nhũng đã đến mức độ không thể kiểm soát được, phương thức và quy mô của nó đã đến mức dân chúng không thể chịu đựng nổi.

Theo xếp hạng của Tổ chức Minh bạch quốc tế thì chỉ số liêm khiết của chính phủ Afghanistan năm 2008 là 176/ 180 quốc gia, trong khi năm 2005 mới xếp thứ 115.

Một tài xế taxi nói: Cảnh sát Afghanistan sống như những ông hoàng, mỗi ngày họ thu tiền của một tài xế ô tô tới mấy lần. Nếu ai không nộp tiền thì đừng nói đến chuyện cho xe lăn bánh trên đường.

Ở thị trấn Suburb  ngoại ô Karbul có một khu đồi trước đây chả ai để ý tới, nhưng hiện nay đã mọc lên một khu nhà ở cao cấp, giá mỗi căn không dưới 10 vạn USD, người Afghanistan cọi đây là những “Ngôi nhà thuốc phiện”, người dân địa phương gọi đó là “Sherpur” (“Thành phố bẩn thỉu”), sống trong đó là các quan chức, những người nếu bằng đồng lương thì không thể sống đàng hoàng chứ đừng nói chuyện mua được những ngôi nhà ấy.

Ông Jabbar Savimbi - cựu Tổng trưởng công tố, người nổi tiếng cả nước bởi hành động “thánh chiến chống tham nhũng”, nhưng ông cũng có một ngôi nhà trong đó, rõ ràng “cuộc thánh chiến” của ông chỉ là một trò cười đối với các quan chức.

Viên giám đốc cảnh sát Kabul mua một biệt thự có dàn nhạc nước và chi phí bảo trì 11 ngàn USD/tháng, trong khi lương của Tổng thống Karzai chỉ có 600 USD/tháng.

Tổng thống Karzai đang nỗ lực áp dụng những biện pháp hữu hiệu để trừng trị các hành vi tham nhũng. Ông cho biết, trong thời gian tới sẽ đưa ra các quy định, chế độ để quy phạm hóa hành vi của các quan chức.

Tuyên truyền nâng cao đạo đức cũng nằm trong phạm vi được chính phủ Afghanistan xem xét. Tuy nhiên, tham nhũng đã trở thành phương thức sống ở Afghanistan , muốn loại bỏ tận gốc tệ nạn này thật không dễ chút nào.

Phương Lan
Theo Hoa Thương, 2/1/2009

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Căn cứ lực lượng an ninh ở Iraq bị không kích
Căn cứ lực lượng an ninh ở Iraq bị không kích
TPO - Lực lượng Huy động Nhân dân (PMF) Iraq - một lực lượng an ninh chính thức - cho biết sở chỉ huy của họ tại căn cứ quân sự Kalso (cách thủ đô Baghdad khoảng 50 km về phía nam) đã hứng chịu một vụ nổ lớn vào tối 19/4. Hai nguồn tin an ninh cho biết vụ nổ là kết quả của một cuộc không kích.