Án binh bất động

Án binh bất động
TP - Làn sóng biểu tình phản đối dự luật ân xá kéo dài suốt tuần qua đang đặt Thái Lan trong cuộc khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất kể từ năm 2010.

> Người biểu tình Thái Lan chiếm thêm nhiều công sở
> Người biểu tình tràn vào trụ sở quân đội Thái Lan

Đây cũng là thách thức lớn nhất đối với Thủ tướng Yingluck Sinawatra kể từ khi bà nhậm chức năm 2011.

dfdsfds
Làn sóng biểu tình phản đối dự luật ân xá kéo dài suốt tuần qua, là thách thức lớn nhất đối với Thủ tướng Yingluck Sinawatra kể từ khi bà nhậm chức năm 2011

Làn sóng biểu tình có sự tham gia của hàng chục nghìn người hiện nay ở Thái Lan, việc người biểu tình bao vây và chiếm hàng loạt trụ sở công quyền ở Trung ương và địa phương cũng như các cơ quan đầu não của cảnh sát và quân đội, khiến nhiều người không khỏi lo ngại nguy cơ bùng nổ bạo lực như cách đây 3 năm khiến hơn 90 người thiệt mạng.

Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh hiện nay, kịch bản này được cho là khó có khả năng xảy ra. Với cách tiếp cận mang tính hòa giải vốn đã rất thành công trong hai năm qua, bà Yingluck chưa phát ra tín hiệu nào cho thấy bà muốn chấm dứt khủng hoảng bằng vũ lực.

Ngoài việc áp đặt Luật an ninh nội địa tại thủ đô Bangkok, chính quyền tỏ ra không nóng vội trong việc trục xuất những người biểu tình ra khỏi trụ sở các bộ, ngành nơi họ đang chiếm đóng.

Có vẻ như phe đối lập đang hy vọng sẽ lôi kéo được giới quân sự tham gia và đẩy tới một cuộc đảo chính, vốn không hề mới mẻ gì ở một đất nước đã từng chứng kiến 18 cuộc đảo chính quân sự từ năm 1932 đến nay.

Nhưng họ quên mất rằng từ khi lên nắm quyền đến nay, bà Yingluck đã thiết lập được một mối quan hệ khá êm ả với lãnh đạo cao cấp thân Hoàng gia Thái Lan trong quân đội.

Phe ủng hộ chính phủ cũng đang thực hiện chiến lược tránh đối đầu trực tiếp để không tạo cớ cho quân đội can thiệp. Và vì thế đến giờ quân đội vẫn “án binh bất động” và tuyên bố giữ quan điểm trung lập, không tham gia cuộc tranh chấp hiện nay giữa người biểu tình và chính phủ.

Dù cuộc khủng hoảng hiện nay có kết thúc như thế nào, chính trường Thái Lan vẫn đối mặt với nguy cơ bất ổn do có vai trò của ông Thaksin, anh trai bà Yingluck, cựu Thủ tướng Thái Lan đã bị đảo chính từ năm 2006.

Làn sóng biểu tình lần này xuất phát từ luật ân xá mà được cho là sẽ giúp đưa ông trở lại nước. Mặc dù, các chính sách của ông Thaksin đã góp phần tạo ra một lớp người mới, thuộc tầng lớp trung lưu, và sự phát triển của những nhóm người này ảnh hưởng tới lợi ích của giới thượng lưu thiểu số.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG