Ấn Độ mua lại thư tình đồng tính của Mahatma Gandhi

Ấn Độ mua lại thư tình đồng tính của Mahatma Gandhi
TP - Trước khi bộ sưu tập các bức thư của Mahatma Gandhi được đem ra bán đấu giá tại London (Anh) vào tuần tới, Chính phủ Ấn Độ vừa bỏ ra 60 triệu rupees (tương đương 700.000 bảng Anh) để mua lại bộ sưu tập các bức thư của ông, trong đó có những bức thư tình ông viết cho kiến trúc sư người Đức.

> Rải tro xương cố lãnh tụ Ấn Độ xuống biển

Cuốn tiểu sử về Mahatma Gandhi gây tranh cãi khi được xuất bản năm ngoái
Cuốn tiểu sử về Mahatma Gandhi gây tranh cãi khi được xuất bản năm ngoái.

Ấn Độ đã trả giá những lá thư này 60 triệu rupees, tương đương 700.000 bảng Anh. Đó là những lá thư ông viết khi ở Nam Phi, trước khi trở về Ấn Độ. Vì thế, nhà đấu giá Sotheby tại London dự định sẽ tiến hành phiên đấu giá những cổ vật này vào thứ ba, ngày 17-7 nhưng đã hủy vào phút cuối.

Những tài liệu quí này sẽ đưa vào Kho lưu trữ quốc gia của Ấn Độ tại New Delhi. Trước đây, chúng thuộc quyền sở hữu của những người họ hàng của Hermann Kallenbach, một kiến trúc sư người Đức gốc Do Thái, người đã gặp Gandhi tại Nam Phi năm 1904 và đã bị những tư tưởng của ông hút hồn.

Năm ngoái, cuốn tiểu sử về Gandhi của tác giả Joseph Lelyveld với tiêu đề Tâm hồn vĩ đại: Mahatma Gandhi và cuộc đấu tranh cho Ấn Độ đã từng đưa ra chi tiết về mối quan hệ của Mahatma Gandhi với Kallenbach gây xôn xao dư luận.

Cuốn sách cho biết, lãnh tụ của phong trào độc lập Ấn Độ đã có mối tình sâu sắc với Kallenbach. Tuy nhiên, tác giả Lelyveld phủ nhận việc cuốn sách của ông nói rằng Gandhi là người lưỡng tính.

Tuy nhiên, bang Gujarat, quê hương của Gandhi đã cấm phát hành cuốn sách này vì cho rằng cuốn sách đã xúc phạm Gandhi, người được coi là người cha của đất nước Ấn Độ.

Theo cuốn sách, Gandhi đã nhiều lần nói với Kallenbach: “Làm thế nào anh có thể sở hữu được toàn bộ thân xác em. Đây là tên nô lệ trên mức bình thường”.

Kallenbach sinh tại Đức nhưng rồi di cư sang Nam Phi, nơi ông trở thành một kiến trúc sư giàu có. Thời kỳ đó, Gandhi đang làm việc ở đấy và Kallenbach trở thành một trong số những đệ tử thân thiết nhất của ông.

Hai người đã sống với nhau hai năm tại một ngôi nhà mà Kallenbach xây dựng ở Nam Phi. Hai người đã thề non hẹn biển với nhau rằng: “Yêu nhau hơn và yêu nhau hơn nữa, như thể họ mong rằng thế giới không biết điều này…” .

Năm 13 tuổi, Gandhi đã phải cưới người vợ hơn mình một tuổi tên là Kasturbai Makhanji, nhưng sau khi có với nhau 4 người con, họ đã chia tay vào năm 1908 và có thể là sau đó ông có tình cảm với Kallenbach, theo cuốn sách.

Phần lớn những bức thư vừa được chính phủ Ấn Độ mua có nội dung trao đổi với gia đình, bạn bè và những người đi theo Gandhi trong vòng 5 thập kỷ từ 1905 đến 1945, tuy nhiên chỉ có 13 bức thư do chính tay ông viết cho Kallenbach.

Anh Vũ
Theo Daily Mail

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.