Ảnh hiếm: Người Triều Tiên dùng smartphone, xe đạp điện nhập khẩu

TPO - Triều Tiên vốn được coi là đất nước bí ẩn nhất thế giới. Nhưng những bức ảnh được chụp vào tháng Chín vừa qua tại đất nước Đông Bắc Á này đã cho thấy sự bí ẩn không phải lúc nào cũng đi kèm với nhàm chán và lạc hậu.
Ảnh hiếm: Người Triều Tiên dùng smartphone, xe đạp điện nhập khẩu ảnh 1

Một áp phích tuyên truyền cho thấy cảnh quân đội Triều Tiên đáp trả Mỹ được dán lên cửa sổ ở trung tâm thủ đô Bình Nhưỡng. Đây là một trong số những áp phích được sản xuất sau khi Liên Hợp Quốc và Mỹ liên tiếp răn đe Triều Tiên bằng những lệnh trừng phạt.

Ảnh hiếm: Người Triều Tiên dùng smartphone, xe đạp điện nhập khẩu ảnh 2

Một số phụ nữ trung niên dùng sơn đánh dấu làn dành riêng cho xe đạp, được mở đồng loạt vào năm 2015 ở Bình Nhưỡng.

Ảnh hiếm: Người Triều Tiên dùng smartphone, xe đạp điện nhập khẩu ảnh 3

Một tiểu thương ngồi bên sạp hoa quả di động tại Bình Nhưỡng. Một số loại trái cây nhiệt đới (VD: chuối) bày bán trên sạp hàng.

Ảnh hiếm: Người Triều Tiên dùng smartphone, xe đạp điện nhập khẩu ảnh 4

Lối vào một khu mua sắm nằm dưới lòng đất tại quảng trường trung tâm Bình Nhưỡng. Quảng trường này là nơi thường được sử dụng để tổ chức các cuộc diễu binh. Chỉ có các công dân nước ngoài và cư dân Bình Nhưỡng mới có thể bước vào trung tâm mua sắm này.

Ảnh hiếm: Người Triều Tiên dùng smartphone, xe đạp điện nhập khẩu ảnh 5

Một quầy bán nước khoáng Kangso tại Bình Nhưỡng. Nước khoáng đóng chai Kangso được sản xuất tại huyện Kangso, thành phố Nampho, cách Bình Nhưỡng 30km về phía Tây. Loại nước này được quảng cáo có thể giúp điều trị bệnh gan, béo phì, tiểu đường và rối loạn tiêu hóa.

Ảnh hiếm: Người Triều Tiên dùng smartphone, xe đạp điện nhập khẩu ảnh 6

Ảnh chụp trên con đường nối từ Bình Nhưỡng đến Wonsan, cho thấy một động cơ máy kéo nhỏ được sử dụng để chế tạo phương tiện chở khách. Những loại phương tiện tự chế như thế này đã tồn tại từ lâu ở Triều Tiên.

Ảnh hiếm: Người Triều Tiên dùng smartphone, xe đạp điện nhập khẩu ảnh 7

Người Triều Tiên thư giãn với thiết bị karaoke di động và bia nội địa bên thác nước Ullim – một địa danh du lịch nằm trên tuyến đường nối Bình Nhưỡng và Wonsan.

Ảnh hiếm: Người Triều Tiên dùng smartphone, xe đạp điện nhập khẩu ảnh 8

Những người phụ nữ tươi cười bán trái cây tươi và các loại hạt bên lề đường.

Ảnh hiếm: Người Triều Tiên dùng smartphone, xe đạp điện nhập khẩu ảnh 9

Sân chơi trẻ em nằm gần bờ biển phía Đông Triều Tiên với bức tượng lớn hình tên lửa.

Ảnh hiếm: Người Triều Tiên dùng smartphone, xe đạp điện nhập khẩu ảnh 10

Một bức tranh tuyên truyền được vẽ bên ngoài một trang trại ở phía đông Triều Tiên.

Ảnh hiếm: Người Triều Tiên dùng smartphone, xe đạp điện nhập khẩu ảnh 11

Các em bé Triều Tiên đùa nghịch trên sân chơi ở tỉnh Nam Hamgyong.

Ảnh hiếm: Người Triều Tiên dùng smartphone, xe đạp điện nhập khẩu ảnh 12

Một cửa hàng thịt chó có tên “Dan-godi” ở Hamji – một thị trấn nhỏ gần Hamhung.

Ảnh hiếm: Người Triều Tiên dùng smartphone, xe đạp điện nhập khẩu ảnh 13

Một nhóm thanh niên mặc áo sơ mi, quần âu bên ngoài đồng phục Taekwondo tại Hamhung.

Ảnh hiếm: Người Triều Tiên dùng smartphone, xe đạp điện nhập khẩu ảnh 14

Xe đạp điện nhập khẩu từ Trung Quốc và Nhật Bản được bán tại Triều Tiên với giá từ 300 đến 500 USD. Sự xuất hiện của xe đạp điện ở thành phố Hamhung cho thấy người Triều Tiên quan niệm việc phát triển kinh tế không chỉ giới hạn ở thủ đô Bình Nhưỡng.

Ảnh hiếm: Người Triều Tiên dùng smartphone, xe đạp điện nhập khẩu ảnh 15

Dòng chữ “Cuộc chiến vĩ đại và mang tính quyết định nhằm vào Mỹ” phía trên bên trái được cho là một khẩu hiệu mới tại Triều Tiên, xuất hiện sau cuộc khẩu chiến thời gian gần đây giữa Washington và Bình Nhưỡng.

Ảnh hiếm: Người Triều Tiên dùng smartphone, xe đạp điện nhập khẩu ảnh 16

Cư dân Wonsan thuê lều bên bờ biển để tổ chức tiệc nướng BBQ. Thời tiết tháng Chín tại Triều Tiên khá ấm áp, thích hợp cho một bữa tiệc tối với hải sản và rượu soju.

Ảnh hiếm: Người Triều Tiên dùng smartphone, xe đạp điện nhập khẩu ảnh 17

Một nhóm ngư dân tập trung ở đầu cầu cảng tại Wonsan để câu cá.

Ảnh hiếm: Người Triều Tiên dùng smartphone, xe đạp điện nhập khẩu ảnh 18

Lưới đánh cá giăng kín trên biển ở Wonsan.

Ảnh hiếm: Người Triều Tiên dùng smartphone, xe đạp điện nhập khẩu ảnh 19

Hai phụ nữ nướng hải sản cho khách tại một nhà hàng trên biển ở Wonsan.

Ảnh hiếm: Người Triều Tiên dùng smartphone, xe đạp điện nhập khẩu ảnh 20

Mặt trời lặn trên vùng biển phía Đông Hàn Quốc.

Ảnh hiếm: Người Triều Tiên dùng smartphone, xe đạp điện nhập khẩu ảnh 21

Một nhóm học sinh tại Trại trẻ em Quốc tế Songdowon ở Wonsan mặc những bộ đồng phục sáng màu, in logo Nike và Adidas.

Ảnh hiếm: Người Triều Tiên dùng smartphone, xe đạp điện nhập khẩu ảnh 22

Các sản phẩm làm đẹp được bày bán trong một cửa hàng ở Trại trẻ em Quốc tế Songdowon, trong đó có cả những mặt hàng in hình các nhân vật nổi tiếng của Line và Kakaotalk – hai ứng dụng nhắn tin phổ biến ở Nhật Bản và Hàn Quốc.

Ảnh hiếm: Người Triều Tiên dùng smartphone, xe đạp điện nhập khẩu ảnh 23

Một tiệm thuốc bày bán các sản phẩm nội địa và các sản phẩm nhập khẩu

Ảnh hiếm: Người Triều Tiên dùng smartphone, xe đạp điện nhập khẩu ảnh 24

Quầy bán đồ uống ở Wonsan do công ty Wonlim 4 quản lý với các mặt hàng nhập khẩu và nội địa như bia Kyeongheung.

Ảnh hiếm: Người Triều Tiên dùng smartphone, xe đạp điện nhập khẩu ảnh 25

Tập đoàn Kumgang (KKG) vốn cung cấp dịch vụ taxi ở Bình Nhưỡng, nay đã mở rộng địa bàn hoạt động đến Wonsan.

Ảnh hiếm: Người Triều Tiên dùng smartphone, xe đạp điện nhập khẩu ảnh 26

Pin năng lượng mặt trời được sử dụng phổ biến tại Triều Tiên.

Ảnh hiếm: Người Triều Tiên dùng smartphone, xe đạp điện nhập khẩu ảnh 27

Người tham gia giao thông đi lại trật tự trên một trong những con phố chính tại thành phố Kaesong.

Ảnh hiếm: Người Triều Tiên dùng smartphone, xe đạp điện nhập khẩu ảnh 28

Biển quảng cáo dịch vụ sửa chữa xe hơi ở Bình Nhưỡng.

Ảnh hiếm: Người Triều Tiên dùng smartphone, xe đạp điện nhập khẩu ảnh 29

Một người đàn ông chở ba chiếc hộp chưa tivi màn hình phẳng ở Bình Nhưỡng.  Cảnh tượng này khá hiếm gặp dưới thời cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-Il.

Ảnh hiếm: Người Triều Tiên dùng smartphone, xe đạp điện nhập khẩu ảnh 30

Một cụ bà cầm chiếc túi mang nhãn hiệu Miniso. Miniso – thương hiệu hàng hóa giá rẻ của Nhật Bản và Trung Quốc đã mở một cửa hàng ở Bình Nhưỡng hồi tháng Tư. Do các lệnh trừng phạt, cửa hàng này buộc phải đổi tên thành Evolution hồi tháng Bảy.

Ảnh hiếm: Người Triều Tiên dùng smartphone, xe đạp điện nhập khẩu ảnh 31

Hiện có khoảng 6 hãng taxi đang hoạt động tại thủ đô Bình Nhưỡng. Taxi xuất hiện ngày càng nhiều tại Triều Tiên sau khi Chủ tịch Kim Jong-un lên năm quyền.

Ảnh hiếm: Người Triều Tiên dùng smartphone, xe đạp điện nhập khẩu ảnh 32

Người dân Triều Tiên thuộc nhiều lứa tuổi chăm chú xem ảo thuật. Một phụ nữ trẻ thích thú dùng smartphone quay lại các tiết mục ảo thuật đặc sắc.

Ảnh hiếm: Người Triều Tiên dùng smartphone, xe đạp điện nhập khẩu ảnh 33

Một cặp vợ chồng mới cưới đứng trên đỉnh đài tưởng niệm Juche ở Bình Nhưỡng. Các cặp đôi Triều Tiên thường chụp ảnh lưu niệm tại các địa điểm du lịch khác nhau ở thủ đô trong ngày kết hôn.

Ảnh hiếm: Người Triều Tiên dùng smartphone, xe đạp điện nhập khẩu ảnh 34

Một trong số những chú cá heo nhập khẩu từ Trung Quốc biểu diễn trước khán giả tại Thủy cung cá heo Rungna ở Bình Nhưỡng. Địa điểm này được mở cửa năm 2012, ngay sau khi ông Kim Jong-Un lên nắm quyền, và có sức chứa 1.400 khán giả.

Ảnh hiếm: Người Triều Tiên dùng smartphone, xe đạp điện nhập khẩu ảnh 35

Một cô gái trẻ sử dụng smartphone quay lại cảnh cá heo biểu diễn.

Theo Theo NK News
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.