Anh, Mỹ hết kiên nhẫn về Irắc?

Anh, Mỹ hết kiên nhẫn về Irắc?
TP - Ngày 2/4 các Ngoại trưởng Condoleeza Rice (Mỹ) và Jack Straw (Anh) cùng bay tới Baghdad ngay sau khi hai người có cuộc thảo luận tay đôi tại Blackburn và Liverpool ở vùng tây bắc nước Anh.
Anh, Mỹ hết kiên nhẫn về Irắc? ảnh 1
Ngoại trưởng Mỹ Condoleeza Rice bị Phản đối ở Liverpool và Blackburn, Anh

Chuyến đi không báo trước này của hai Ngoại trưởng Anh, Mỹ nhằm hối thúc việc lập ra một chính phủ mới “đoàn kết dân tộc” ở Irắc.

Đây là chuyện hiếm thấy trong nghề ngoại giao khi các bộ trưởng ngoại giao hai cường quốc cùng trên một chuyến bay tới Irắc để gỡ rối do chính họ đã tạo ra.

Chuyến thăm bất ngờ và đồng thời của hai ngoại trưởng Anh, Mỹ đến Irắc lần này diễn ra trong bối cảnh tình hình chính trị Irắc lâm vào bế tắc.

Các phe phái chính trị không thể đạt được thỏa thuận trong việc thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc sau khi đã tổ chức một cuộc bầu cử Quốc hội hôm 5/12 năm ngoái. Sự chia rẽ lớn nhất giữa các phe phái là việc bầu chọn ra một Thủ tướng mới.

Các hãng tin cho biết, tại Baghdad, bà Rice và ông Straw có các cuộc gặp các nhà chính trị đại diện cho các nhóm Hồi giáo dòng Shiite, Sunni, và người Kurd.

Cụ thể là cả ông Straw và bà Rice sẽ gặp các nhà chính trị hàng đầu Irắc như Thủ tướng lâm thời Irắc Ibrahim al Jaafari người Shiite, Tổng thống Jalal Talabani (Kurd), Phó Tổng thống Adel Abdul Mahdi (Shiite), Chủ tịch Hội đồng tối cao Cách mạng Hồi giáo Irắc Abdul Aziz al Hakim (Shiite) và một số lãnh tụ của Liên minh Tawafuq của người Sunni.

Ngoại trưởng Anh Jack Straw cho biết, khi tới thăm Irắc cách đây 5 tuần, ông hoàn toàn tin rằng Irắc sẽ sớm lập ra được một chính phủ mới. Thế mà thực tế rất đáng buồn là việc lập ra một chính phủ liên hợp Irắc đến nay vẫn chưa thể diễn ra. Các cuộc thương lượng diễn ra chậm chạp đã tạo thêm điều kiện cho các cuộc bạo lực giữa các phe phái.

Ngoại trưởng Mỹ Condoleeza Rice cho rằng đã đến lúc các cuộc thương lượng phải dẫn đến việc lập ra một chính phủ đoàn kết dân tộc ở Irắc mặc dù ai cũng biết đây là điều không mấy dễ dàng. Tuy nhiên tình hình ở Irắc hiện nay rất cần chính phủ và những người đứng ra lãnh đạo.

Sau tổng tuyển cử cuối năm ngoái tình hình chính trị Irắc rối như tơ vò. Đảng Liên minh Irắc Thống nhất của người Shiite  giành được nhiều ghế nhất trong tổng số 275 ghế Quốc hội. Vì thắng lợi này mà người Shiite đề cử ông Al Jaafari ra làm Thủ tướng nhiệm kỳ 4 năm.

Tuy nhiên ứng cử viên Thủ tướng của Shiite đã bị phe người Kurd và Mặt trận Hoà hợp của người Sunni trong Quốc hội bác bỏ và thề sẽ tẩy chay Quốc hội nếu phe Shiite không rút lại sự đề cử của mình.

Bất cứ ai lên làm Thủ tướng cũng cần được Quốc hội thông qua nhưng do phe Shiite không đủ đa số áp đảo nên việc lựa chọn Thủ tướng mới rơi vào bế tắc.

Trong bối cảnh phe đối lập của nhóm Shiite đang ngày một mạnh lên, liên minh Shiite đang ngày càng bối rối trong việc tìm nhân vật khác ông Jaafari ra ứng cử chức Thủ tướng mới.

Một lý do khác khiến cả ngoại trưởng Anh lẫn Ngoại trưởng Mỹ phải vội vã bay đến Baghdad ngày Chủ nhật (2/4) là vấn đề tài chính. Khi được hỏi vì sao Mỹ và Anh có vẻ thiếu kiên nhẫn về Irắc, Ngoại trưởng Anh Straw đã nói thẳng ra rằng các khoản tiền khổng lồ liên tục bơm vào Irắc cùng với sự mất mát nhiều nhân mạng của hai nước trong quá trình cố tạo ra một nước Irắc dân chủ là nguyên nhân.

Tuy Anh, Mỹ vẫn còn giữ cam kết về Irắc nhưng họ phải nhìn thấy được tình hình nước này có tiến bộ.

Ngoại trưởng Mỹ Condoleeza Rice vừa qua đã thừa nhận tại Anh rằng đã phạm nhiều sai lầm trong vấn đề Irắc. Lúc đầu bà khẳng định Mỹ đã phạm hàng ngàn sai lầm chiến thuật ở Irắc nhưng sau đó bà sửa lại đó chỉ là nói theo nghĩa bóng.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.