Ảnh vệ tinh hé lộ một ngôi làng được Trung Quốc xây dựng trên dãy Himalaya

Trung Quốc đã xây một ngôi làng trên dãy Himalaya
Trung Quốc đã xây một ngôi làng trên dãy Himalaya
TPO - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy Trung Quốc đã xây dựng cả một khu làng trên dãy Himalaya dọc theo biên giới tranh chấp với Ấn Độ và Bhutan.

Theo nhà điều hành vệ tinh Maxar Technologies có trụ sở tại Mỹ, những hình ảnh ghi lại ngày 28/10 cho thấy "đã có hoạt động xây dựng quan trọng trong năm nay dọc theo khu vực thung lũng sông Torsa".

 Trong một tuyên bố, Maxar cho biết thêm rằng, cũng đã có việc xây dựng các "boongke quân sự mới" gần khu vực Doklam.

 Maxar cho biết, những hình ảnh cho thấy một ngôi làng mới được xây dựng, ở phía biên giới tranh chấp với Bhutan, và một kho tiếp liệu trên lãnh thổ Trung Quốc, gần điểm xảy ra tranh chấp giữa lực lượng Ấn Độ và Trung Quốc vào năm 2017.

 Nhà phân tích Syed Fazl-e-Haider viết hồi đầu năm nay rằng, hành lang Siliguri là vùng lãnh thổ rất quan trọng và nhạy cảm về mặt chiến lược, vì nó vẫn là cầu nối duy nhất giữa 8 bang đông bắc của Ấn Độ và phần còn lại của đất nước.

 Ông viết: “Chỉ cần tiến lên 130 km, quân đội Trung Quốc có thể cắt đứt Bhutan, tây Bengal và các bang phía đông bắc của Ấn Độ. Khoảng 50 triệu người ở đông bắc Ấn Độ sẽ bị chia cắt khỏi đất nước".

Ảnh vệ tinh hé lộ một ngôi làng được Trung Quốc xây dựng trên dãy Himalaya ảnh 1  Ngôi làng mong manh trên cát và vách đá ở Himalaya.

 Trong một bài viết trên tờ Hoàn cầu của Trung Quốc ngày 23/11, các chuyên gia Trung Quốc đã bác bỏ tuyên bố của Maxar và một số bài viết trên truyền thông Ấn Độ cho rằng một ngôi làng đã được xây dựng trên lãnh thổ Bhutan.

 Trước đó, năm 2017, Bhutan đã cáo buộc Trung Quốc xây dựng một con đường bên trong lãnh thổ của họ là "vi phạm trực tiếp" các hiệp ước. Trung Quốc, quốc gia không có quan hệ ngoại giao chính thức với Bhutan, bác bỏ cáo buộc, cho rằng khu vực này là một phần lãnh thổ Trung Quốc.

 Bhutan là đồng minh của Ấn Độ, dựa vào Delhi để nâng cao khả năng huấn luyện cho các lực lượng vũ trang nước này.

 Đầu năm nay, Ấn Độ và Trung Quốc đã xảy ra một cuộc đụng độ đẫm máu dọc theo một biên giới tranh chấp khác trên dãy Himalaya khiến ít nhất 20 binh sĩ thiệt mạng. Đây là cuộc xung đột tồi tệ nhất giữa hai nước kể từ khi họ tham chiến trên cùng một lãnh thổ vào năm 1962.

 Trong khi cả hai quốc gia đồng ý giảm leo thang căng thẳng, hình ảnh vệ tinh của Maxar Technologies cho thấy Trung Quốc tiếp tục củng cố vị trí của mình dọc theo biên giới với Ấn Độ, mặc dù việc xây dựng thêm là khó có thể xảy ra vào thời điểm này do điều kiện mùa đông khắc nghiệt trên dãy Himalaya.

 Manoj Joshi, một thành viên xuất sắc tại Tổ chức Nghiên cứu Người quan sát, có trụ sở tại New Delhi, cho biết: “Họ đang khẳng định tuyên bố bằng việc xây dựng một ngôi làng, với ý đồ tạo ra sự hiện của người Trung Quốc ở khu vực đó".

Tuy nhiên, theo phân tích từ dữ liệu vệ tinh, ngôi làng khá mong manh, được xây dựng trên một bãi cát ở giữa thung lũng (nơi có tuyết và vách đá cao bao quanh khiến ngôi làng có thể đối diện với những đợt lũ quét).

Các kỹ sư Trung Quốc đã xây dựng một bức tường chắn nhỏ được thiết kế để ngăn nước lũ không vào làng.

Theo CNN
MỚI - NÓNG
Giá vé máy bay tiếp tục đắt đỏ?
Giá vé máy bay tiếp tục đắt đỏ?
TPO - “Giá vé sẽ tiếp tục ở mức đắt đỏ, dù có thể giảm nhẹ bởi nguồn cung hạ nhiệt trong mùa thấp điểm. Chi phí vận hành cao do giá dầu, nhân sự khiến giá vé máy bay khó giảm sâu" - ông John Grant - trưởng nhóm phân tích của công ty dữ liệu du lịch OAG - dự báo.