Ba kịch bản dành cho châu Âu

Biểu tình ở thành phố Erfurt, thủ phủ bang Thueringen, miền Trung nước Đức để phản đối chính sách nhập cư của chính phủ liên bang. Ảnh: Vietnam+
Biểu tình ở thành phố Erfurt, thủ phủ bang Thueringen, miền Trung nước Đức để phản đối chính sách nhập cư của chính phủ liên bang. Ảnh: Vietnam+
TP - Phong trào phản đối người tị nạn đến từ Bắc Phi và Cận Đông ngày càng lan rộng tại nhiều nước, đẩy châu Âu chìm sâu vào một cuộc khủng hoảng tồi tệ - cuộc “khủng hoảng người tị nạn”. Theo nhận định của giới phân tích, tình hình châu Âu có thể sẽ diễn ra theo một trong 3 kịch bản dưới đây.

Kịch bản thứ nhất: Châu Âu Thiên Chúa giáo suy tàn và bị thay thế bằng châu Âu Hồi giáo với những cuộc tấn công khủng bố do các phần tử Hồi giáo cực đoan hoà vào dòng người tị nạn thực hiện. Kịch bản này đã bắt đầu bị người dân châu Âu phản đối. Slovakia, Estonia và Ba Lan tuyên bố chỉ tiếp nhận những người tị nạn Thiên Chúa giáo.

Tại Pháp, tuy Tổng thống Hollande sẵn sàng tiếp nhận 24.000 người tị nạn nhưng thị trưởng nhiều thành phố cam kết chỉ tiếp nhận những người Thiên Chúa giáo. Anh chỉ đồng ý tiếp nhận 20 nghìn người tị nạn trong thời gian 5 năm và chỉ tiếp nhận trực tiếp từ các trại tị nạn.

Kịch bản thứ hai: Chính quyền rơi vào tay các đảng phát xít. Hậu quả là những người Hồi giáo bị phân biệt đối xử và trục xuất, dẫn đến các cuộc tấn công và khủng bố trả đũa trên toàn lãnh thổ châu Âu.

Kịch bản này không hề hoang tưởng mà đã có những đường nét hiện thực. Thật vậy, một trong những thủ lĩnh đảng Dân chủ Thuỵ Điển là Gunilla Schmidt tuyên bố vấn đề người tị nạn chỉ có thể giải quyết bằng cách đặt súng máy lên cây cầu nối liền Thuỵ Điển với các nước láng giềng. Còn tại Đức - nước mở rộng vòng tay hơn hết đón người tị nạn , chỉ trong nửa đầu năm nay đã ghi nhận được hơn 150 vụ tấn công vào các trại tị nạn.

Tại nhiều nước như Đức, Ba Lan, Slovakia và CH Czech, đông đảo người dân bắt đầu xuống đường tuần hành phản đối cái gọi là “Hồi giáo hóa châu Âu”. Tại Phần Lan, những người biểu tình đòi chính phủ từ chức vì “chính sách bất hợp pháp và bất hợp hiến” đối với người tị nạn. Phong trào phản kháng do những đảng cực tả phát động lan tràn khắp châu Âu.

Kịch bản thứ ba:  Người tị nạn hoà nhập vào xã hội những nước tiếp nhận họ. Họ sẽ được bảo đảm an ninh và sẽ có cuộc sống xứng đáng còn châu Âu sẽ có thêm sức lao động mà châu Âu đang rất cần. Tuy nhiên, muốn được vậy, các chính phủ châu Âu sẽ phải thực hiện công tác giải thích rộng lớn cả trong hàng ngũ những người tị nạn cũng như trong người dân bản địa để hai phía thật sự hiểu nhau. Đồng thời,  phải thực hiện một chương trình kinh tế - xã hội bao quát để cả hai phía đều cảm thấy mình được hưởng lợi ích thiết thực một khi chung sống với nhau. 

Nếu không, một trong 2 kịch bản đầu sẽ là điều không tránh khỏi.

Theo Theo MIGNews.com
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.