Báo chí quốc tế nói gì về Thái Lan?

Báo chí quốc tế nói gì về Thái Lan?
Báo chí một số nước trong khu vực và thế giới đánh giá cuộc đảo chính đêm 19 rạng ngày 20/9 tại Thái Lan là kết quả của sự mất ổn định kéo dài và Thái Lan sẽ phải cải tổ.
Báo chí quốc tế nói gì về Thái Lan? ảnh 1
Bản đồ với địa điểm của Văn phòng Chính phủ Thái ở Bangkok

Tờ Strait Times của Singapore, bản điện tử đăng bức ảnh trang nhất với hình hai chiếc xe tăng của quân đội Thái đậu ở một chốt gác dưới ánh đèn đường và một số binh sĩ đứng xung quanh.

Báo này chạy tựa rằng giới quân sự Thái Lan tổ chức đảo chính để lật đổ thủ tướng đương nhiệm Thaksin Shinawatra.

Cũng tại Singapore, truyền thông nước này đưa tin Bộ Ngoại giao Singapore khuyến cáo công dân của họ nếu có kế hoạch đến Thái Lan thì phải theo dõi tình hình cẩn thận. Singapore coi tình hình Thái Lan là chưa ổn định.

Báo ABC của Úc thì chạy tin rằng tư lệnh quân đội Thái, tướng Sondhi Boonyaratkalin ra lệnh cho mọi quân nhân tuân theo lệnh trực chiến. Sau đó, vẫn theo báo này, quân đội Thái tuyên bố họ trao quyền lâm thời vào tay Đức Vua Thái Lan.

Tờ Financial Express của Ấn Độ thì đưa tin cổ phiếu tại thị trường công nghệ cao Nasdaq ở Hoa Kỳ bị sụt giá một phần trăm sau khi có tin về đảo chính tại Thái Lan.

Khủng hoảng kéo dài

Báo Anh Financial Times  đã có ngay bài phân tích về tình hình chính trị Thái Lan.

Theo bài báo này thì cuộc đấu không phân thắng bại nhiều tháng qua trên chính trường Thái giữa Thủ tướng, tỷ phú Thaksin Shinawatra với các địch thủ của ông đã làm giới kinh doanh rất lo ngại dù có người vẫn tin rằng kinh tế Thái Lan có sức chịu đựng biến động khá tốt.

 Bộ Ngoại giao Singapore khuyến cáo công dân của họ nếu có kế hoạch đến Thái Lan thì phải theo dõi tình hình cẩn thận. Singapore coi tình hình Thái Lan là chưa ổn định.

Bộ Ngoại giao Anh nhắc công dân Anh tránh đến các nơi đám đông tụ tập tại Bangkok.

Nhưng nay, với cuộc binh biến này, theo Financial Times thì Thái Lan thực sự có thể làm “nhiễm độc” không khí làm ăn. Báo này cho rằng kinh tế Thái Lan nổi tiếng tốt về dịch vụ bán lẻ, công nghệ thông tin và du lịch.

Nhưng cuộc khủng hoảng có vẻ như bắt nguồn cả bế tắc trong cách cải tổ ngành bưu chính viễn thông, nơi gia đình ông Thaksin có cổ phần quan trọng. Vụ gia đình ông bán cổ phần cho Temasek của Singapore cũng gây bất bình trong dư luận.

Dù ai lập ra chính phủ mới thì theo Financial Times, Thái Lan sẽ phải cải tổ, hiện đạo hóa luật pháp, đưa luật pháp vào thực tế cuộc sống, nơi mà hiện các đại gia có quá nhiều quyền hành và quyền lợi.

Trang web của BBC News tiếng Anh thì đăng tin rằng Bộ Ngoại giao Anh nhắc công dân Anh tránh đến các nơi đám đông tụ tập tại Bangkok và yêu cầu Sứ quán Anh ở Thái Lan theo dõi tình hình thật sát.

Còn CNN News thì nói từ nhiều tuần qua, tin đồn về chuyện đảo chính ở Thái Lan đã được nói đến và nay thì chuyện đã xảy ra, tuy cho đến chừng nửa đêm giờ Bangkok chưa có dấu hiệu gì về bạo lực hay thương vong.

Nhìn chung, các báo trong vùng và trên thế giới đều nhắc đến vai trò chính trị của ông Thaksin trong cuộc khủng hoảng bầu cử và hiến pháp kéo dài ở Thái Lan và tỏ ý lo ngại về tình hình sắp tới.

Theo BBC

MỚI - NÓNG
Chi tiết gói viện trợ Mỹ sắp chuyển cho Ukraine
Chi tiết gói viện trợ Mỹ sắp chuyển cho Ukraine
TPO - Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 24/4 đã công bố gói hỗ trợ an ninh mới cho Ukraine, trị giá ước tính khoảng 1 tỷ USD. Động thái này diễn ra ngay sau khi Thượng viện Mỹ thông qua dự luật viện trợ nước ngoài trị giá 95 tỷ USD, bao gồm gần 61 tỷ USD dành cho Ukraine.