Báo chí và giới chính trị gia châu Âu nói gì về Brexit?

TPO - Báo chí và các chính trị gia trên khắp châu Âu đã bày tỏ cú sốc trước kết quả trưng cầu dân ý Anh lựa chọn rời khỏi EU.

Cách đây vài giờ, cuộc trưng cầu dân ý ở Anh chính thức khép lại với phần thắng thuộc về phe Brexit (ủng hộ Anh rời khỏi EU). Kết quả này khiến toàn châu Âu dậy sóng, bởi cuộc thăm dò dư luận trước đó cho thấy khả năng Anh vẫn là thành viên của Liên minh châu Âu cao hơn.

Chính trị gia Pháp, Hà Lan 'có ý' học tập Anh

Bà Marine Le Pen, nhà lãnh đạo đảng Mặt trận Dân tộc Pháp, lập tức đổi hình đại diện trên Twitter bằng cờ nước Anh sau khi Brexit chiếm ưu thế và gọi đó là “chiến thắng của sự tự do”.

“Như tôi đã nhiều lần đề nghị, bây giờ chúng ta phải có trưng cầu dân ý ở Pháp và các nước EU”, bà viết.

Báo chí và giới chính trị gia châu Âu nói gì về Brexit? ảnh 1

Bà Marine Le Pen thay ảnh đại diện bằng cờ nước Anh bày tỏ quan điểm ủng hộ Brexit.

Ngược lại với phản ứng của bà Pen, nhiều chính trị gia châu Âu dùng từ “cơn ác mộng tồi tệ” để nói về kết quả trưng cầu dân ý ở Anh.

Phó Thủ tướng Đức kiêm Bộ trưởng kinh tế Sigmar Gabriel đăng trên Twitter: “Một ngày tồi tệ đối với châu Âu!”.

Đồng nghiệp của ông, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cũng tiếc nuối về quyết định của Anh, đồng thời gọi nó là “một ngày buồn cho châu Âu”.

Trong khi đó, Chủ tịch Quốc hội Châu Âu Martin Schulz cho biết sẽ nói chuyện với Thủ tướng Đức Angela Merkel để tìm cách tránh phản ứng dây chuyền đến các quốc gia EU khác sau sự kiện trưng cầu dân ý ở Anh.

Cựu Thủ tướng Phần Lan Alexander Stubb dựa đoán kết quả trên sẽ gây ra sự hỗn loạn trên khắp lục địa.

Ngược lại, chính khách Hà Lan Geert Wilders, ứng cử viên nặng kí cho chức Thủ tướng, lại đồng tình với bà Marine Le Pen khi cho biết sẽ kêu gọi trưng cầu dân ý tại Hà Lan.

“Chúng tôi muốn sở hữu đất nước, tiền bạc, biên giới và chính sách nhập cư của riêng chúng tôi. Nếu tôi trở thành Thủ tướng, sẽ có một cuộc trưng cầu dân ý về việc Hà Lan rời khỏi EU. Hãy để người dân Hà Lan quyết định!”, ông nhấn mạnh.

Trong khi đó, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull lo ngại bất ổn trên thị trường tài chính vào thời điểm Brexit trỗi dậy.

Tại Mỹ, Nhà Trắng vẫn chưa đưa ý kiến về kết quả trưng cầu dân ý ở Anh, nhưng một số người bắt đầu liên tưởng đến chiến thắng của Donald Trump trong cuộc đua giành chức Tổng thống.

Cha phó nhà thờ Broderick Greer viết: “Brexit là một bằng chứng nữa cho thấy Donald J Trump sẽ là Tổng thống kế tiếp của Hoa Kỳ”.

Báo chí châu Âu dậy sóng

Cùng với giới chính khách, các phương tiện truyền thông ở lục địa này cũng có nhận định riêng.

Báo chí và giới chính trị gia châu Âu nói gì về Brexit? ảnh 2

Trang chủ tờ Tờ Tabloid Bild nói về Brexit.

Tờ Tabloid Bild (Đức) bày tỏ cú sốc bằng hình ảnh những nhà vận động Remain (ủng hộ Anh ở lại EU) thất vọng tràn trề với tiêu đề “Britain OUT” (tạm dịch: Nước Anh rời khỏi).

Báo chí và giới chính trị gia châu Âu nói gì về Brexit? ảnh 3

Nhật báo Pháp Liberation đăng ảnh hàm ý về trưng cầu dân ý ở Anh.

Nhật báo Pháp Liberation lại đăng bài có tựa “Britain opts to leave” (Anh lựa chọn rời đi), kèm ảnh minh họa là cặp cô dâu chú rể cầm cờ Anh quay lưng, hướng về phía xa.

Tờ Gallic tại Pháp phân tích về một nước Anh bị “chia rẽ sâu sắc”, và thời điểm này là một trong những giai đoạn đen tối trong lịch sử nước này.

Tờ báo Pháp khác là L'Express đặt ra thực tế hàng triệu người Anh đến Pháp mỗi năm sẽ cần visa sau khi Anh không còn ở lại EU. Trong khi tờ Le Point cảnh báo về “hiệu ứng domino”, việc Anh quyết định rời EU sẽ tạo ra hệ lụy lâu dài.

Báo chí và giới chính trị gia châu Âu nói gì về Brexit? ảnh 4

Hình ảnh về Brexit trên tờ Politiken.

Trong khi đó, tờ Politiken của Đan Mạch cũng chọn bức ảnh hai nhà vận động Remain che mặt, ôm đầu chán nản.

Theo Theo Daily Mail
MỚI - NÓNG