Báo Mỹ bình luận: Một sự đón tiếp trọng thị !

Báo Mỹ bình luận: Một sự đón tiếp trọng thị !
Hôm 22/6, tờ nhật báo Los Angeles Times căng hàng tít lớn “Thủ tướng Việt Nam nhận được sự đối xử VIP” sau cuộc hội đàm lịch sử tại Nhà Trắng của Thủ tướng Phan Văn Khải và Tổng thống Mỹ W.Bush.
Báo Mỹ bình luận: Một sự đón tiếp trọng thị ! ảnh 1
Thủ tướng Phan Văn Khải tiếp Thượng Nghị sĩ Mỹ John McCain tại Washington D.C

Tác giả Paul Richter của báo này bình luận rằng trong khi hội đàm với Thủ tướng Phan Văn Khải, Tổng thống Bush đã tránh né những vấn đề gai góc. Lập trường hòa giải với Việt Nam của Tổng thống Bush đã làm thất vọng một vài nhà lãnh đạo ở quận Cam.

Bài báo nói: Trong khi chào đón Thủ tướng Việt Nam tại Nhà Trắng lần đầu tiên kể từ khi chấm dứt chiến tranh, Tổng thống Bush hôm Thứ Ba đã hoan nghênh sự gia tăng các mối quan hệ về an ninh và kinh tế giữa hai nước trong khi với những vấn đề từng gây chia rẽ thì Tổng thống chỉ đề cập mon men ngoài rìa.

Mặc dù những người Mỹ gốc Việt, những người bảo thủ về tôn giáo, và một số người khác từng giục Nhà Trắng thúc đẩy để Hà Nội có sự cải cách về nhân quyền (theo quan điểm của họ) nhưng khi gặp Thủ tướng Phan Văn Khải, Tổng thống Bush không đưa ra lời chỉ trích nào.

Thay vào đó, Tổng thống lại ca ngợi bản thỏa thuận song phương vừa qua nhằm tăng cường tự do tôn giáo ở Việt Nam là “Một cột mốc”. Tổng thống còn tuyên bố rằng ông sẽ đi thăm Việt Nam vào cuối sang năm nhân dịp sang dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tổ chức tại Hà Nội.

Ông Bush sẽ trở thành Tổng thống Mỹ thứ hai sang thăm Việt Nam kể từ khi kết thúc chiến tranh năm 1975. Ông Bill Clinton đã thăm Việt Nam năm 2000.

Ông Bush và ông Phan Văn Khải đã ra tuyên bố chung cam kết rằng hai nước sẽ đối thoại cởi mở và thẳng thắn về các vấn đề thuộc mối quan tâm chung bao gồm cả thực hành nhân quyền và điều kiện cho những tín đồ tôn giáo và dân tộc thiểu số. Tuyên bố này nói ông Bush đã hoan nghênh các nỗ lực cho đến nay của Việt Nam và còn khuyến khích cho sự tiến bộ hơn nữa.

Cách nói hòa giải của ông Bush là rất rõ, và điều này là đặc biệt vì nó diễn ra vào thời điểm Chính quyền Bush đang áp dụng chính sách cứng rắn đối với một số chính phủ các nước Trung Đông mà họ cho là có vấn đề về nhân quyền. Cách tiếp cận mềm mỏng cho thấy Chính quyền Bush rất mong muốn thiết lập các mối quan hệ về kinh tế và an ninh với Hà Nội.

Tác giả bài báo dẫn lời giáo sư Fred Brown, chuyên gia về Đông Nam Á của trường Đại học John Hopkins, khoa Nghiên cứu quốc tế hiện đại ở Washington nói: “Điều thú vị là Chính quyền Bush đã cố tình chọn cách tiếp cận rất nhẹ nhàng này.

Và điều đáng chú ý là bản Tuyên bố chung nêu rõ mối quan hệ giữa hai nước sẽ là quan hệ đối tác trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Với giọng điệu như vậy có thể dễ dàng hơn trong việc thuyết phục những người có quan điểm cứng rắn của Việt Nam rằng quan hệ với Washington là có lợi”.

Việc Tổng thống Bush lên kế hoạch sang thăm Việt Nam vào năm 2006 cùng với việc ông ủng hộ Hà Nội gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã gây ra một cú sốc và thất vọng cho một bộ phận những người Việt ở quận Cam vẫn còn mang nặng tư tưởng hận thù trong đầu.

MỚI - NÓNG
Một nhân viên của Ukrainian Armor chuẩn bị đặt súng cối vào hộp tại khu nhà xưởng không được công khai vị trí. (Ảnh: Reuter)
Ngành vũ khí nội địa Ukraine kêu khó đủ đường
TPO - Hàng trăm doanh nghiệp sản xuất vũ khí và thiết bị quân sự đã mọc lên ở Ukraine kể từ khi cuộc xung đột với Nga nổ ra, nhưng nhiều doanh nghiệp trong số đó đang chật vật vì thiếu tiền và tất cả đều lo sợ sẽ trở thành mục tiêu của tên lửa Nga.