Bất cứ ai làm Tổng thống Pháp, châu Âu cũng đều 'nghiêng ngả'
TPO - Ứng cử viên độc lập Emmanuel Macron mang tư tưởng ủng hộ Liên minh châu Âu (EU) và Chủ tịch đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia Marine Le Pen chủ trương tách Pháp ra khỏi EU đã vượt qua 9 ứng viên trong cuộc bầu cử vòng 1, chính thức bước vào vòng 2 tổ chức vào ngày 7/5 tới. Theo nhiều chuyên gia, dù ai lên làm Tổng thống thì EU đều sẽ “nghiêng ngả”.

Bà Le Pen, 48 tuổi, của đảng cực hữu có tư tưởng muốn noi gương nước Anh vụ Brexit, chủ trương đưa nước Pháp tách hoàn toàn ra khỏi châu Âu (Frexit), kể cả khu vực đồng tiền chung châu Âu. Điều này đang khiến các nhà đầu tư như ngồi trên đống lửa vì Pháp từ lâu đã là một trụ cột hỗ trợ cho đồng euro và nếu Pháp từ bỏ đồng tiền chung thì sự tồn tại của đồng euro sẽ là một câu hỏi lớn.
Theo CNN, EU đang tất bật giải quyết vụ Anh rời khỏi EU (còn gọi là hiện tượng Brexit). Trong khi đó, với tư tưởng của ứng viên nặng kí Le Pen, các chuyên gia đặt ra câu hỏi, nếu bà lên làm Tổng thống thì liệu khối EU 28 thành viên có thể sống sót nổi qua sự mất mát 2 thành viên giàu có và đông dân nhất của khối? Và câu trả lời là có thể không.
CNN dẫn lời các nhà phân tích cho biết: “Việc chính phủ Pháp bỏ đồng euro sẽ là một cú sốc chính trị lớn hơn rất nhiều so với vụ Brexit”.
Đó là viễn cảnh khi bà Le Pen lên làm Tổng thống Pháp. Tuy nhiên, theo ý kiến của ông Klaus Gieger, nhà bình luận chính trị tại tờ báo hàng đầu nước Đức Die Welt, dù sao đi chăng nữa thì chiến dịch tranh cử của bà Le Pen cũng đã kích hoạt nên sự đổ vỡ trong khối EU.
Ông Gieger bày tỏ quan điểm, ngay cả khi bà Le Pen thất bại trong cuộc đua vào điện Elysee, tầm ảnh hưởng của bà vẫn còn để lại khá sâu rộng, người Pháp sẽ yêu cầu bằng chứng cho thấy ở lại EU là lựa chọn tốt hơn là Frexit.
Nhà nghiên cứu cho biết thêm, chiến dịch của bà Le Pen có nghĩa là trong vòng 5 năm tới, trước khi cuộc bầu cử tiếp theo diễn ra, EU sẽ phải chứng minh khối có giá trị lớn đủ để Pháp không nối gót theo nước Anh vụ Brexit. Cử tri sẽ muốn chứng kiến lý do tại sao EU vẫn là một lựa chọn tốt với nước Pháp.
Theo Dailystar
Cùng chuyên mục

Mỹ vạch ra 8 ưu tiên trong chính sách đối ngoại

Ba cảnh sát Myanmar chạy sang Ấn Độ tị nạn để trốn lệnh quân đội

Mexico: Chồng đến hiện trường tai nạn xe hơi thì đau đớn phát hiện vợ ngoại tình

Đưa 390 người Việt ở Myanmar về nước

Người đàn ông bất ngờ 'sống dậy' ngay trước khi được khám nghiệm tử thi

Biểu tình Myanmar: Quân đội điều chiến đấu cơ bay ngang thành phố để thị uy

Mỹ đưa ra 8 ưu tiên đối ngoại, tránh 'các can thiệp quân sự tốn kém'
