Bất đồng về cải cách Hội đồng Bảo an

Bất đồng về cải cách Hội đồng Bảo an
Một cuộc gặp ở Luân Đôn để bàn về cải tổ Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã kết thúc mà không đạt được thỏa thuận. Cả Ấn Độ, Nhật Bản, Brazil và Đức đều muốn có ghế tại Hội đồng Bảo an.

Nhật Bản, Đức, Ấn Độ và Brazil, được biết tới với tên nhóm G4 đã cố gắng thuyết phục đại diện châu Phi ủng hộ đề nghị của họ mà theo đó sẽ có thêm 6 thành viên mới của Hội đồng Bảo an nhưng các thành viên này không có quyền phủ quyết. Châu Phi sẽ có 2 đại diện trong số 6 thành viên mới này.

Nhóm G4 cần có sự ủng hộ của các quốc gia châu Phi để đề nghị của họ có thể có cơ hội giành 2% số phiếu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Đàm phán khó khăn

Vào cuối ngày đàm phán đầy khó khăn hôm thứ Hai, cả hai phía đều cố gắng nói những điều hoa mỹ về kết quả cuối cùng.

Ngoại trưởng Nigeria Oluyemi Adeniji nói châu Phi và nhóm G4 đã đồng ý cùng hợp tác để đưa ra một dự thảo duy nhất lên Liên Hiệp Quốc.

''Dĩ nhiên chúng tôi đang chịu sức ép về thời gian và cả hai phía phải quay về các thủ đô để bàn thảo thêm. Đây là cây cầu mà chúng tôi không thể vượt qua được'' 
Ngoại trưởng Đức Joschka Fischer

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Đức Joschka Fischer nhấn mạnh kế hoạch sẽ được đưa lại các quốc gia dự thảo để có thêm thảo luận và sẽ không còn nhiều thời gian nếu những đề nghị cải tổ được thảo luận vào tháng Chín tới đây như Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc mong muốn:

Đề nghị dự thảo hôm thứ Hai đề cập tới Hội đồng Bảo an với 26 thành viên trong đó có 1 thành viên luân phiên giữa châu Á, châu Phi và vùng Ca-ri-bê.

Trong số 26 thành viên, 11 nước sẽ là thành viên thường trực và chỉ có 5 thành viên thường trực hiện nay có quyền phủ quyết.

Một số nước châu Phi đã bực tức về các thảo luận trong ngày hôm qua và dù không chính thức đã coi vai trò chủ tịch khối 18 nước châu Phi của Nigeria là một sự thất bại.

Cuộc đàm phán ở Luân Đôn sẽ khó để lại ấn tượng tốt cho các Ngoại trưởng tham dự.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.