Bắt rễ từ quá nhiều gia đình trục trặc

Bắt rễ từ quá nhiều gia đình trục trặc
TP - Nhân sự kiện bạo loạn bùng phát ở nhiều thành phố của Anh thời gian qua, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair có bài viết trên tờ The Guardian phân tích nguyên nhân, giải pháp và nêu bài học cảnh tỉnh cho nhiều nước. Dưới đây là một phần bài viết của ông.

Bạo loạn Anh dưới góc nhìn của cựu thủ tướng Tony Blair:

Bắt rễ từ quá nhiều gia đình trục trặc

> Dùng công nghệ nhận diện khuôn mặt
> Anh: Nhiều người nổi loạn trẻ, nghèo, mù quáng

Bắt rễ từ quá nhiều gia đình trục trặc ảnh 1
 

Một số việc rối loạn do những kẻ cướp phá gây ra, những kẻ mà nhìn cách khác chỉ là các chàng trai trẻ bình thường mắc sai lầm làm thay đổi cuộc sống mà từ đó họ sẽ phải làm lại. Tuy nhiên, nguyên nhân chính là nhóm người trẻ này, những thanh niên bất mãn, đứng bên lề xã hội và sống trong một văn hóa lệch chuẩn. Và ở điểm này, tôi không nhất trí với nhiều nhà bình luận. Phái tả nói họ là nạn nhân của sự tước đoạt về phương diện xã hội; phái hữu nói họ cần chịu trách nhiệm cá nhân về hành động của mình. Cả hai đều nói không trúng. Chương trình xã hội theo quy ước không giúp được họ, những hình phạt nặng hơn cũng không có tác dụng. Vấn đề then chốt cần hiểu rằng, họ không phải là triệu chứng của xã hội nói chung. Không nắm được điều này dẫn đến phân tích hoàn toàn ngớ ngẩn.

Toàn thể nước Anh không bị kẹt trong cuộc “suy thoái đạo đức” nói chung. Tôi thấy những sinh viên trẻ tuổi mới tốt nghiệp vật lộn để kiếm việc làm và kiên trì chống lại mọi sự bất bình đẳng. Tôi đã thấy nhiều người trẻ dấn thân tình nguyện làm những công việc tôi làm ở châu Phi và trong những dự án có sự kết hợp của nhiều tôn giáo. Tôi gặp những người trẻ tuổi có hoàn cảnh xuất thân cực kỳ bất lợi, tại nơi hoạt động của Quỹ Thể thao của tôi ở vùng đông bắc. Tôi có thể nói rằng, tuổi trẻ hiện nay đáng tôn trọng hơn, có trách nhiệm hơn và làm việc tích cực hơn thế hệ của tôi. Bộ mặt thật sự của nước Anh không phải là một thiểu số cướp bóc, mà là một đa số sau đó đến để giúp dọn dẹp.

 
Bắt rễ từ quá nhiều gia đình trục trặc ảnh 2

Tôi vẫn nghĩ rằng, có những vấn đề lớn nằm bên dưới nỗi lo lắng thể hiện qua những vụ lộn xộn và chống đối ở nhiều nước. Một vấn đề là sự chênh lệch về thu nhập không chỉ giữa người nghèo và người giàu, mà còn giữa người ở trên đỉnh chóp với giai tầng thứ ba đang khao khát ngoi lên. Vấn đề khác là sự chuyển dịch mô hình về uy thế kinh tế và chính trị ra khỏi phương Tây. Mỗi vấn đề cần sự thay đổi triệt để trong cách nghĩ và cách hành động của chúng ta…

Khi đến thăm cái gọi là “những khu vực xấu”, dù ở Liverpool, Briston Birmingham, London hay nơi nào khác, điều tôi nhìn thấy không phải là một cộng đồng ngoài vòng kiểm soát, mà là một số cá nhân ngoài tầm kiểm soát. Đa số người trong cộng đồng, ngay cả những người nghèo nhất, đều lương thiện, tử tế, tôn trọng luật pháp và thật sự hăng hái hành động để cứu chữa tình hình.

Chứng kiến cách sống của những cá nhân này, tôi thấy hai điều cùng lúc. Một là, có một hệ thống pháp luật bị tràn ngập bởi bản chất của tội ác mà những người trẻ tuổi vi phạm, được chống đỡ bởi băng đảng, tội phạm có tổ chức. Hai là, những người này không chỉ đơn giản có vấn đề cá nhân mà còn có vấn đề gia đình. Nhiều người trong số họ xuất thân từ những gia đình có bất hòa sâu sắc, hoạt động theo những khái niệm hoàn toàn khác với phần còn lại của xã hội…

Chúng ta phải sẵn sàng can thiệp từng gia đình vào giai đoạn sớm, thậm chí trước khi bất kỳ tội ác nào xảy ra. Và chúng ta phải cải cách luật hình sự, bao gồm cả những hành vi phản xã hội, tội ác có tổ chức, và xử lý những kẻ vi phạm liên tục. Chúng ta phải xử lý các băng đảng theo một cách hoàn toàn khác mới mong hy vọng thành công…

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG