Bí mật về vụ Hezbollah tiến công tàu chiến hiện đại nhất của Israel

Bí mật về vụ Hezbollah tiến công tàu chiến hiện đại nhất của Israel
TPCN - Ngày 14/7 vừa qua, chiếc tàu hộ vệ “Elat” của Israel khi đang làm nhiệm vụ phong tỏa ở ngoài khơi Beirut, vào lúc 20h30’ đột nhiên có hai luồng lửa từ phía bờ lao tới...
Bí mật về vụ Hezbollah tiến công tàu chiến hiện đại nhất của Israel ảnh 1
“Elat” – con tàu tàng hình hiện đại nhất của Israel bị Hezbollah loại khỏi vòng chiến

Sau một tiếng nổ lớn, con tàu trị giá 250 triệu USD ấy đã bị loại khỏi vòng chiến đấu, 4 thủy thủ bị mất tích.

Hộ vệ hạm “Elat” có lượng giãn nước 1.200 tấn thuộc lớp Shal-5 là con tàu loại “tàng hình” bởi kết cấu và vỏ tàu được sơn phản bức xạ, sơn hấp thụ sóng radar.

Chưa hết, con tàu được trang bị hệ thống vũ khí phòng không cực kỳ hiện đại để chống lại sự tiến công bằng tên lửa và máy bay. Vậy mà con tàu tưởng như “bất khả xâm phạm” đó lại bị dính đòn hủy diệt của Hezbollah một cách dễ dàng. Nguyên nhân vì đâu?

John Paker, nghiên cứu viên vấn đề an ninh toàn cầu của Mỹ cho rằng, trong vụ việc này, hải quân Israel trước hết có sai sót về mặt quản lý.

Chiếc tàu “Elat” khi đó đang ở cách bờ biển Beirut 18 km, trong khi lực lượng Hezbollah và quân đội Libăng đều không có các tàu chiến có khả năng tiến công trên biển.

Cơ quan tình báo Israel (MOSAD) cũng không cung cấp các tin tình báo liên quan nên thủy thủ đoàn 80 người đều cho rằng hoạt động của họ chỉ là cuộc du ngoạn và không hề có sự chuẩn bị chiến đấu cần thiết.

Paker cũng làm rõ thêm sự hiểu lầm của mọi người về loại tàu tàng hình. Hải quân Israel từng rêu rao: Tín hiệu của chiếc hộ vệ hạm khổng lồ trên màn hình radar chỉ nhỏ như con thuyền đánh cá, thế nhưng ở khoảng cách 16 km thì tất cả các kỹ thuật hạn chế sóng điện và bức xạ hồng ngoại đều hầu như vô tác dụng, Hezbollah có thể dùng ánh trăng và vật chuẩn trên bờ để xác định phương vị của con tàu, sau đó tiến công bằng tên lửa.

Sau khi vụ việc xảy ra, Hezbollah khoe: Thứ vũ khí đã làm nên kỳ tích là loại tên lửa “Nurl” chống hạm. Đây là lần đầu tiên Hezbollah thành công trong việc tiến công tàu chiến của Israel, điều đó có nghĩa là quyền khống chế mặt biển của nước này đã bị Hezbollah thách thức.

Loại tên lửa này có thể cất giấu và phóng từ loại xe tải thường, khoảng cách có hiệu quả từ 11 đến 120 km, nếu không bị đánh chặn thì không mục tiêu trên biển nào có thể thoát khỏi tay nó.

Tuy nhiên, trên tàu “Elat” có tới 32 bệ phóng tên lửa phòng không Barak-1. Đó là hệ thống phòng không mà Israel rêu rao là “phòng tuyến không thể phá vỡ. Vậy mà trong cuộc tiến công này nó đã không hề hoạt động. Lẽ nào chúng đều đã bị vô hiệu hóa?

Kỹ sư Mỹ Haminton, người từng tham gia chế tạo loại tàu này nói, mặc dù hệ thống Barak-1 có khả năng đánh chặn nhiều mục tiêu một lúc và phạm vi sát thương khá rộng nhưng chỗ yếu chí mạng của nó là cự ly đánh chặn xa nhất chỉ trong bán kính 5 km.

Chỗ yếu thứ hai là tốc độ phản ứng của hệ thống Barak-1 không theo kịp tốc độ tiến công của tên lửa Hezbollah. Trong trạng thái hoàn toàn tự động, nó phải mất 3-4 giây mới xác định được mục tiêu và tính từ khi phát hiện mục tiêu đến khi phóng được tên lửa phải mất 6 – 10 giây (đấy là khả năng tốt nhất).

Hezbollah đã lợi dụng khoảng trống chết người trong phản ứng đó của con tàu để giáng một đòn chí mạng. Tuy không có được vũ khí hiện đại như Israel nhưng Hezbollah đã làm được điều như giới quân sự thường nói: “Nếu kiếm không đủ dài thì phải nhanh hơn đối phương một bước”.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.