Biết làm giàu - tiêu chí chọn cán bộ xã ở Trung Quốc

Biết làm giàu - tiêu chí chọn cán bộ xã ở Trung Quốc
"Những người không biết làm giàu sẽ không được bầu làm cán bộ xã; những người không biết giúp người dân làm giàu không phải là cán bộ tốt".
Biết làm giàu - tiêu chí chọn cán bộ xã ở Trung Quốc ảnh 1
Có khả năng làm giàu - tiêu chí đánh giá cán bộ xã - đang trở thành sự lựa chọn của nông thôn Trung Quốc.

Đó là những hàng chữ trắng được in trên tấm panô lớn, nền màu xanh da trời, treo tại vùng quê nghèo Tân Hải, thuộc tỉnh Giang Châu, miền Đông Trung Quốc, khiến ai cũng phải chú ý.

Ở các vùng nông thôn Giang Tô, những khẩu hiệu tương tự không phải là hiếm và đang dần thay thế những khẩu hiệu tuyên truyền về chính sách một con, từng một thời hiện diện khắp nơi. Bầu chọn hay đề cử những người có học thức, có năng lực vào đội ngũ cán bộ nhằm mang lại cho người dân cuộc sống ấm no thịnh vượng đang trở thành phương thức quản lý mới được ưa chuộng tại 680.000 làng xã trên khắp đất nước Trung Hoa.

Các vùng duyên hải Trung Quốc đang thay da đổi thịt từng ngày, hơn 60% số làng xã có lãnh đạo là những người có năng lực. Trong khi đó, ở các khu vực kém phát triển hơn, nông dân đang đặt niềm tin và hy vọng vào những khẩu hiệu như "Chọn đúng người là giúp dân có cuộc sống khá giả ấm no".

Có khả năng làm giàu - tiêu chí đánh giá cán bộ xã - đang trở thành sự lựa chọn của nông thôn Trung Quốc trong giai đoạn phát triển mới. Ông Liu Shejian nhà nghiên cứu của Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải, nói đây là "điều kiện tiên quyết" để phát triển nông thôn, nơi sinh sống của hơn 900 triệu người. Phần lớn nông dân có trình độ dân trí thấp và học cần những người lãnh đạo có học thức, biết khai thác tiềm lực sẵn có để dẫn dắt họ tới cuộc sống giàu có.

Tuy nhiên, việc lựa chọn người quản lý theo tiêu chí này cũng có mặt trái của nó. Vĩ dụ như làng Vạn Phong, thành phố Thâm Quyến thuộc tỉnh Quảng Đông, Đông Nam Trung Quốc. Dưới sự lãnh đạo của Pan Qiang En, năm 1984, Vạn Phong trở thành xã đầu tiên ở Trung Quốc áp dụng cơ chế cổ phần hóa các hợp tác xã, biến nông dân thành cổ đông.

Năm 2000, Vạn Phong có tổng tài sản 1,4 tỉ nhân dân tệ (173 triệu USD) và các công ty của xã có thu nhập hàng năm 350 triệu nhân dân tệ (43 triệu USD), trở thành hình mẫu về phát triển kinh tế làng xã trong cả nước.

Tuy nhiên, về sau, xã Vạn Phong hay tập đoàn Vạn Phong, đã bị thua lỗ hơn 1 tỉ nhân dân tệ vì những quyết định vội vàng và hoạt động không đúng chức năng. Ông Li Miao, một quan chức cấo cao của tính Hà Bắc, cho rằng "không kiểm soát được quyền lực hiện đang là hiện tượng nguy hiểm nhất ở cả khu vực thành thị lẫn nông thôn".

Thông thường, cán bộ xã có quyền như một chủ doanh nghiệp, vì vậy làm tăng nguy cơ phát sinh tham nhũng. Trong trường hợp này, đòi hỏi sự giám sát hiệu quả của dân cũng như của cấp trên.

Theo Minh Tâm
TTXVN

MỚI - NÓNG
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
TPO - Cơ quan điều tra cáo buộc, bị can Dương Hoa Xô có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật để triển khai mua sắm thiết bị, song quá trình thực hiện, ông chỉ đạo cấp dưới "thông đồng" với Công ty AIC để nâng khống giá gây thiệt hại cho Nhà nước. Đổi lại, bị can được phía AIC hối lộ 14,4 tỷ đồng.