Bức tranh được bán với giá gốc sau khi phục chế

Tranh tường “Girl with balloon” được vẽ năm 2002 trên thành cầu Waterloo ở thủ đô London của Anh (ảnh chụp năm 2004). Tranh: Banksy.
Tranh tường “Girl with balloon” được vẽ năm 2002 trên thành cầu Waterloo ở thủ đô London của Anh (ảnh chụp năm 2004). Tranh: Banksy.
TPO - Vẽ một bức tranh tường, chuyển thành tranh canvas, đấu giá được đống tiền (gần 32 tỷ đồng), cắt tranh ngay trong buổi đấu giá, tạo ra tranh mới (giá không đổi).
Năm 2002, Banksy (nghệ sĩ Anh giấu mặt, không rõ danh tính) vẽ lên thành cầu Waterloo ở trung tâm thủ đô London hình một cô bé đang thả một quả bóng bay đỏ hình trái tim. Gần đó có dòng chữ “THERE IS ALWAYS HOPE” (Luôn luôn có niềm hy vọng). Bức tranh được gọi tên là “Girl with balloon”/“Balloon girl” (Cô bé bóng bay).
Cắt nhỏ “32 tỷ đồng”
Năm 2006, Banksy vẽ lại “Girl with balloon” bằng sơn phun, sơn Acrylic trên vải bố (canvas) với kích thước 101 cm x 78 cm x 18 cm, rồi đưa cho một người bạn. Ông nói mình đã áp dụng cơ chế tự hủy cho bức tranh.
Phiên bản “Girl with balloon” năm 2006 ở London Một phiên bản “Girl with balloon” năm 2006 ở London. Đây là phiên bản cuối cùng ở London. Tranh: Banksy.
Năm 2014, Banksy dùng phiên bản tranh tường này trong một chiến dịch ủng hộ người tị nạn Syria.
Năm 2017, Samsung khảo sát và bức “Girl with balloon” (bản gốc) được bình chọn là tác phẩm nghệ thuật được yêu thích nhất ở Anh.

Năm 2018, bức “Girl with balloon” vẽ trên canvas năm 2006 được đem ra đấu giá. Ngày 5/10/2018, nhà đấu giá nghệ thuật Sotheby’s (thành lập ở Anh, trụ sở ở Mỹ) bán bức tranh này với giá 1,042 triệu bảng Anh (gần 32 tỷ đồng).

Giá vừa chốt, bức tranh trượt khỏi khung về phía dưới và một phần bức tranh bị cắt thành các mảnh nhỏ theo chiều dọc (giống như khi vừa cho giấy vào máy hủy tài liệu).

Sotheby’s nói họ không biết trước về cơ chế tự hủy của bức tranh. Nhà đấu giá và người mua thương lượng về vụ đấu giá.

Ngày 11/10/2018, hai bên nhất trị thương vụ vẫn diễn ra với giá gốc và bức tranh được đại diện của Banksy đổi tên thành “Love is in the bin” (Tình yêu trong thùng rác). Sotheby’s tuyên bố đây là “tác phẩm nghệ thuật đầu tiên trong lịch sử được tạo ra trực tiếp trong một phiên đấu giá”.
Bức tranh “Love is in the bin” Hai nhân viên đấu giá nâng bức tranh “Love is in the bin”. Ảnh: Jack Taylor.
Giới quan sát cho rằng, việc tự hủy làm tăng giá trị bức tranh.
Sau phiên đấu giá, nghệ sĩ-thợ rèn Josh Gilbert, cho rằng, thiết bị gắn trong khung tranh dường như là máy hủy tài liệu X-Acto, nhưng vị trí đặt các lưỡi dao (2 bên hông) khó có thể cắt tranh như người tham dự đấu giá nhìn thấy. Ông kết luận, một trò ảo thuật, chứ không phải việc cắt tranh, đã diễn ra. Người ta chuẩn bị trước một bức tranh đã bị cắt rồi khéo léo giấu đi bản gốc, để lộ bản bị cắt.
Bức “Grin Reaper” (Tử thần nham nhở) vẽ trên tường Bức “Grin Reaper” (Tử thần nham nhở) vẽ trên tường. Tranh: Banksy.
Châm biếm xã hội
Dù sự thực có thể nào thì nhiều người cũng rất khâm phục sự sáng tạo, sức sáng tạo nghệ thuật và hoạt động xã hội của Banksy. Nghệ thuật đường phố của ông mang tính châm biếm cao, đề cập nhiều vấn đề chính trị, xã hội.
Bức tranh “Naked man” (Người đàn ông khỏa thân) Bức tranh “Naked man” (Người đàn ông khỏa thân) do Banksy vẽ trên tường của một phòng khám sức khỏe tình dục trên phố Park, thành phố Bristol, Anh. Do nhiều người thích bức tranh, Hội đồng thành phố đã quyết định giữ lại, không xóa bỏ.
Banksy thể hiện các tác phẩm nghệ thuật của mình ở trên những bề mặt lớn nơi công cộng như tường nhà, thành cầu… và trên các đạo cụ do ông tự làm. Banksy không bán bản sao hoặc ảnh chụp các bức vẽ trên đường phố, nhưng nhiều người đấu giá nghệ thuật tìm cách bán các tác phẩm đường phố của ông. Người thắng đấu giá phải tự tìm cách gỡ tác phẩm nghệ thuật ra khỏi các bề mặt.
Banksy còn đạo diễn phim tài liệu. Phim tài liệu “Exit through the gift shop” (Thoát ra thông qua cửa hàng quà tặng” (2010) tham dự Liên hoan phim Sundance 2010. Phim kể câu chuyện về Thierry Guetta - một người Pháp nhập cư ở thành phố Los Angeles (Mỹ) và ám ảnh của ông này với nghệ thuật đường phố.
Tháng 1/2011, “Exit through the gift shop” được đề cử giải Oscar cho phim tài liệu xuất sắc nhất. Năm 2014, tại Lễ trao giải thưởng Webby (dành cho các nhân vật, tác phẩm, website xuất sắc trên Internet), ông được trao giải thưởng Nhân vật của năm.
MỚI - NÓNG