Các đảng Pháp bắt tay chống lại bà Le Pen?

Bà Marine Le Pen sẽ đấu với ông Emmanuel Macron để giành vị trí tổng thống Pháp trong vòng bầu cử thứ hai ngày 7/5
Bà Marine Le Pen sẽ đấu với ông Emmanuel Macron để giành vị trí tổng thống Pháp trong vòng bầu cử thứ hai ngày 7/5
TPO - Chưa bao giờ kể từ Thế chiến thứ 2 tư tưởng cực hữu chống nhập cư lại tiến gần đến chiến thắng đến như vậy tại Pháp. Giành được số phiếu bầu cao thứ nhì trong vòng bầu cử đầu tiên hôm 23/4, ứng viên tổng thống Pháp Marine Le Pen đã kéo đảng Mặt trận Quốc gia ra khỏi vùng tối lần đầu tiên trong 40 năm qua. 

Chiến thắng ban đầu của bà Le Pen gióng hồi chuông báo động đối với rất nhiều người Pháp ngay sau khi kết quả ban đầu được thông báo lúc 8h tối 23/4 (giờ Pháp), và gần như tất cả những đối thủ chính của bà trong cuộc chạy đua của 11 “chiến mã” đã lên tiếng kêu gọi phải đánh bại ứng viên này trong cuộc so găng tay đôi vào ngày 7/5. Họ khẩn cầu những người ủng hộ mình hãy bỏ phiếu cho ứng viên Emmanuel Macron, vị cựu bộ trưởng kinh tế mang tư tưởng trung lập và ủng hộ Liên minh châu Âu (EU).

Vòng đấu đầu tiên cho thấy ông Macron và bà Le Pen tạo nên điều không khác gì một trận động đất, vì họ đã phá bỏ cơ sở chính trị đã tồn tại ở nước Pháp nhiều năm qua. Hai đảng cánh tả và cánh hữu lãnh đạo nước Pháp hơn 50 năm hứng chịu thảm bại. Họ bị gạt ra rìa trong làn sóng giận dữ của người dân vì tình trạng kinh tế èo uột và an ninh bị đe dọa.

Việc ông Macron nhanh chóng giành được sự ủng hộ lớn cho thấy nhiều người Pháp đang thấy báo động khi Mặt trận Quốc gia sắp giành được quyền lãnh đạo đất nước. Một liên minh đảng chống cực hữu mang tên “Mặt trận Cộng hòa” đã ra đời. Câu hỏi được đặt ra bây giờ là, liên mình này có thể thay đổi tình hình hay không.

Bà Le Pen giành được chiến thắng từ những điều gợi nhớ đến tư tưởng phân biệt chủng tộc, bài Do Thái và hoài niệm về Đức Quốc xã. Chiến lược này đã mang lại thắng lợi lớn. Cho đến tuần cuối cùng của chiến dịch tranh cử, với giọng điệu bài di cư gay gắt hơn, bà Le Pen có những bài phát biểu nhấn vào điều mà bà gọi là giành lại “chủ quyền” cho nước Pháp, chia tay với Liên minh châu Âu và “khôi phục” lại biên giới quốc gia.

Dòng chảy ngấm ngầm của thành kiến luôn là động lực cho những đám đông nhiệt thành ủng hộ Mặt trận Quốc gia. Tư tưởng chống Hồi giáo vẫn hiện hữu trong các bài phát biểu của bà. Và trong các cuộc thăm dò dư luận, rất nhiều người dân Pháp nói rằng đảng này là một mối đe dọa đối với nền dân chủ của đất nước.

Cảm xúc đó được biểu hiện rõ rệt trong các tuyên bố của giới chính trị hôm 23/4 và trong lựa chọn của cử tri. Các cuộc thăm dò dư luận và giới phân tích thất bại khi dự đoán kết quả cuộc trưng cầu dân ý về việc nước Anh rời khỏi EU hay một chiến thắng dành cho ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tống thống Mỹ năm 2016.

Những cú sốc không ngờ đó khiến nhiều nhà phân tích không dám sớm loại trừ khả năng bà Le Pen chiến thắng. Nhưng các cuộc thăm dò dư luận đối với vòng bầu cử thứ hai cho thấy khả năng ông Macron sẽ giành được nhiều hơn bà Le Pen 25%.

Sau vòng bầu cử thứ nhất, lần lượt những “cây đại thụ” của các đảng chính trị Pháp hối hả kêu gọi cử tri quay lưng với bà Le Pen.

“Chủ nghĩa cực đoan chỉ mang lại bất hạnh và chia rẽ”, ông François Fillon, ứng viên bại trận cảu đảng Cộng hòa trung hữu, nói. Ông Fillon từng là nhân vật được yêu thích cách đây 4 tháng nhưng sau đó vướng vào một vụ bê bối tham nhũng. “Không có lựa chọn nào khác ngoài việc bỏ phiếu chống lại cực hữu”, ông Fillon nói.

Cách đây 15 năm, cha của bà Le Pen là ông Jean-Marie Le Pen tạo nên bất ngờ lớn khi lọt được vào vòng hai và đánh bại đảng Xã hội. Một số cử tri đảng Xã hội đi bỏ phiếu với chiếc kẹp trên mũi vì họ đã chọn ứng viên trung hữu dính bê bối Jacques Chirac. Ông Mr. Le Pen hứng thất bại nặng nề.

18 tháng trước, trong cuộc bầu cử khu vực được quan tâm rộng rãi, đảng của bà Le Pen có vẻ chắc chắn giành chiến thắng để quản lý 2 vùng được coi là căn cứ mạnh nhất của đảng này ở miền bắc và đông nam nước Pháp. Hầu hết các nhà phân tích đều dự đoán như vậy. Rút cục, bà Le Pen không làm được điều đó. Trong vòng hai của đợt cạnh tranh đó, “Mặt trận Cộng hòa” đã đoàn kết chống lại bà, và Mặt trận Quốc gia không giành được khu vực nào.

Lần này, ngay cả khi bà Le Pen đã đưa được đảng cảu mình vào vòng hai của cuộc bầu cử, nhưng triển vọng chiến thắng dựa trên kết quả của vòng một cũng không thực sự sáng sửa. Bà giành được 21% số phiếu, trong khi ông Macron giành được gần 24%. Giới phân tích cho rằng kết quả này có thể là sự thất vọng đối với Mặt trận Quốc gia.

Ủng hộ ông Trump, Putin

Cho đến nay, Tổng thống Mỹ Donald Trump chưa chính thức ủng hộ bà Le Pen. Nhưng chỉ vài ngày trước khi bầu cử Pháp diễn ra, ông Trump nói rằng bà Le Pen là người “mạnh nhất đối với những điều đang diễn ra ở Pháp”, rồi sau đó nói rằng bà “mạnh nhất trong vấn đề biên giới”.

Sau cuộc tấn công khủng bố ở Paris ngày 21/4 khiến một cảnh sát thiệt mạng, ông Trump viết trên Twitter: “Một vụ tấn công khủng bố nữa ở Paris. Người dân Pháp sẽ không muốn có thêm điề này. Sẽ tác động lớn đến cuộc bầu cử tổng thống!” Những bình luận đó được hiểu là cách ông Trump ủng hộ ứng viên cực hữu ở Pháp vì bà Le Pen tuyên bố sẽ cứng rắn với chủ nghĩa khủng bố.

Bà Le Pen đã công khai ủng hộ ông Trump và đã gặp một số trợ lý của ông Trump. Bà Le Pen thậm chí còn tuyên bố sẽ bỏ phiếu cho ông Trump nếu bà có cơ hội đó.

Bà Le Pen cũng nhiều lần bày tỏ sự ngưỡng mộ và cực kỳ coi trọng hộ Tổng thống Nga Vladimir Putin. Sự kiện nữ ứng viên tổng thống Pháp gặp ông Putin tại Moscow chỉ vài tuần trước đã trở thành tiêu đề của nhiều bài báo. Bà Le Pen là người duy nhất trong số 11 ứng viên tổng thống Pháp làm như vậy.

Các đảng Pháp bắt tay chống lại bà Le Pen? ảnh 1

Bà Le Pen gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moscow ít ngày trước vòng 1 cuộc bầu cử tổng thống Pháp

Bà Le Pen cũng ủng hộ những quan điểm có lợi cho Nga và bất lợi cho châu Âu. Bà tuyên bố sẽ đưa Pháp ra khỏi NATO – một liên minh quân sự ra đời nhằm đối phó với sức mạnh quân sự của Nga. Bà Le Pen cũng kêu gọi chấm dứt các biện pháp trừng phạt mà EU áp đặt với Nga sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Bà gọi những biện pháp trừng phạt này là “ngu ngốc và bất công”.

Quan hệ của bà Le Pen với Nga không chỉ dừng lại ở lời nói và những bức ảnh. Đảng chính trị của bà Le Pen nhận được hỗ trợ từ các ngân hàng Nga. Các ngân hàng pháp từ chối cho đảng của bà vay tiền vì đảng này “có mối liên hệ lịch sử với tư tưởng coi người da trắng là tối thượng và tư tưởng bài Do Thái”. Cha của bà Le Pen, ông Jean-Marie Le Pen, từng bị kết tội kích động thù hận đối với người Do Thái và chối bỏ nạn diệt chủng nhằm vào người Do Thái.

Năm 2014, ông Jean-Marie Le Pen nhận được khoảng 2 triệu euro tài trợ tranh cử từ một nhà tài phiệt Nga. Và bản thân bà Le Pen cách đây vài tháng cũng được một ngân hàng Nga cho vay 9 triệu euro để tranh cử. Không những thế, các cơ quan tình báo Nga còn được cho là đã tìm cách tác động đến cuộc bầu cử tổng thống Pháp giống như cách họ làm đối với cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, CNN đưa tin.

Bà Le Pen từng nói: “Một thế giới mới đã trỗi dậy trong vài năm qua. Đó là thế giới của Vladimir Putin, là thế giới của Donald Trump ở Mỹ...và tôi nghĩ có thể tôi là người chia sẻ với những quốc gia vĩ đại đó tầm nhìn về sự hợp tác chứ không phải tầm nhìn về sự phục tùng”.

Theo Theo New York Times, CNN
MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.