Các nước A rập chi hàng tỷ USD để yên dân

Quốc vương Arập Xê - út giàu có sẵn sàng chi tiền đổi lấy lòng người
Quốc vương Arập Xê - út giàu có sẵn sàng chi tiền đổi lấy lòng người
TP - Để ngăn chặn làn sóng chống đối đang lan tràn khắp thế giới A Rập, Quốc vương Kuwait và Quốc vương A Rập Xê-út đã bỏ ra hàng tỷ USD vỗ về dân chúng

>> Libya phá vỡ tuyến phòng thủ của quân nổi dậy

Quốc vương Arập Xê - út giàu có sẵn sàng chi tiền đổi lấy lòng người
Quốc vương Arập Xê - út giàu có sẵn sàng chi tiền đổi lấy lòng người.

Người đi đầu trong chủ trương “phóng tài hoá thu nhân tâm” này là Quốc vương Kuwait. Ông đã quyết định chi 10 tỷ USD để tặng 3500 USD cho mỗi thần dân, kể cả trẻ sơ sinh.

Đồng thời, ông còn quyết định tăng lương gấp đôi cho toàn thể nhân viên Nhà nước, trước hết là cho giới quân nhân, cũng như tăng lương hưu, bãi bỏ những khoản tiền người dân phải trả cho các loại phúc lợi công cộng và còn “tặng” cho các thần dân nhiều “món quà” ưu đãi khác.

Tổng chi phí cho các khoản này là 3,5 triệu USD. Đáng chú ý là Quốc vương không phải lấy một xu nào từ hầu bao của mình. Trong 11 năm qua, vương quốc dầu mỏ này đã tích luỹ được 140 tỷ USD tiền thặng dư ngân sách.

Tương tự, Quốc vương Abdullah của A Rập Xê-út cũng đã bỏ ra 36 tỷ USD để ngăn chặn làn sóng phản đối của người dân, trước hết là tăng lương 15% cho các nhân viên Nhà nước và hỗ trợ về tài chính cho sinh viên và những người thất nghiệp. Để làm yên lòng thần dân về lâu về dài, ông còn hứa, từ nay cho đến năm 2014 sẽ đầu tư 400 tỷ USD cho giáo dục, y tế và phát triển cơ sở hạ tầng.

Nhà lãnh đạo Yemen chẳng lấy đâu ra tiền
Nhà lãnh đạo Yemen chẳng lấy đâu ra tiền.

Các nhà phân tích không loại trừ khả năng tấm gương của Kuwait và A Rập Xê-út sẽ được một loạt nước khác noi theo, chẳng hạn như Oman, Qatar và Các Tiểu Vương quốc A Rập thống nhất.

Ngay cả nhà lãnh đạo Libya Gaddafi mới đây cũng đã ra lệnh trợ cấp cho mỗi gia đình ở thủ đô Tripoli 400 USD và tăng lương gấp rưỡi cho các viên chức nhà nước. Nhưng ông Gaddafi quyết định quá chậm.

Theo các nguồn tin đáng tin cậy, ngoài số tiền 30 tỷ USD của gia đình ông Gaddifi gửi ở ngân hàng Mỹ đã bị phong tỏa, tiền bạc của gia đình Gaddafi có thể còn có ở Áo, Thuỵ Sĩ, Italia, Pháp và Anh. Các nước này hiển nhiên sẽ dùng biện pháp như Mỹ nhưng chắc chắn chỉ sau khi ông Gaddafi bị lật đổ và Libya có chính quyền mới. Đây chính là sự khác biệt giữa Mỹ và các nước khác.

Mỹ hành động thẳng thừng hơn nhiều. Chỉ cần một nhà độc tài nào đó bị sảy chân thì cho dù vẫn còn quyền lực nhưng đã bị Mỹ phong toả tài sản trên đất Mỹ.

Đã không ít nhà độc tài bị mất một phần tài sản của mình theo kiểu như vậy như nhà độc tài Marcos của Philippines, nhà độc tài Sese Seko của Zaire và nhà độc tài Bokasso của Trung Phi. Sau khi những nước này thoát khỏi chế độ độc tài, Mỹ trả lại những khoản tiền đã bị phong toả cho chính quyền mới.

Theo nhận định của các nhà phân tích, để làm được như Kuwait và A Rập Xê-út cần phải có tiền và khi phong trào chống đối chưa rầm rộ. Bahrain và Yemen đều đã thất bại vì đó là những nước nghèo nhất thế giới A rập, họ chẳng lấy đâu ra tiền.

Vũ Việt
Theo Izvestia.ru

 
Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG