Căng thẳng thương mại với Mỹ, người Trung Quốc đổ xô đi ăn tết ở Thái, Nhật

Nhữn tấm biển có dòng chữ tiếng Trung " Chào đón về nhà" được dưng lên ở nhiều nhà ga, bến tàu thời điểm người dân Trung Quốc đang chuẩn bị về quê ăn tết.
Nhữn tấm biển có dòng chữ tiếng Trung " Chào đón về nhà" được dưng lên ở nhiều nhà ga, bến tàu thời điểm người dân Trung Quốc đang chuẩn bị về quê ăn tết.
TPO - Những căng thẳng thương mại gần đây giữa Trung Quốc và Mỹ khiến cho những gia đình có điều kiện ở Trung Quốc lựa chọn đi đón tết cổ truyền tại Thái, Nhật thay vì Sydney hay San Francisco như những năm trước.

Kỳ nghỉ dài nhất năm ( 40 ngày) của Trung Quốc bắt đầu từ tuần đầu tiên của tháng 2 năm nay với khoảng 400 triệu người sẽ về quê ăn tết và khoảng 7 triệu người sẽ đi du lịch nước ngoài, theo ước tính của Ctrip,  công ty du lịch hàng đầu Trung Quốc.

Các khách sạn và các đại lý du lịch của các nước châu Á từ Thái Lan tới Nhật Bản đã đánh giá cao cơ hội kiếm tiền từ các du khách Trung Quốc, nước mang lại nguồn thu lớn cho ngành công nghiệp không khói này. Tuy nhiên, gần đây số lượng du khách đi Mỹ, Australia và New Zealand đã sụt giảm lớn hoặc chỉ tăng một lượng rất nhỏ.

Ông Hunter Williams, một đối tác có trụ sở tại Mỹ của công ty tư vấn Oliver Wyman cho biết: “ Chúng tôi  nhận thấy bắt đầu có một sự tăng trưởng rất ít trong chi tiêu của mỗi du khách, đặc biệt là trong chi tiêu mua sắm”.

Công ty tư vấn này cũng cho biết: “ Mức chi tiêu trung bình cho việc mua sắm ở nước ngoài  năm ngoái của người dân Trung Quốc là 5.800 nhân dân tệ (tương đương 20 triệu đồng) so với 8.000 nhân dân tệ ( khoảng 28 triệu đồng) của tết năm 2016.

Trong năm 2018, nền kinh tế Trung Quốc ở mức thấp nhất trong vòng ba thập kỷ qua và các nhà kinh tế ước tính rằng, chi tiêu cho du lịch năm nay cũng sẽ giảm sâu hơn, một phần do chi tiêu tiêu dùng kém đi.

Hà Yên Bình, 26 tuổi, đang làm việc trong lĩnh vực quảng cáo tại Bắc Kinh, cho biết, cô chỉ chi tiêu cho 11 ngày đi du lịch Malaysia của cô chỉ ước chừng từ 8.000  đến 10.000 nhân dân tệ (  khoảng 28-36 triệu đồng).

Cô cho biết: “ Thực ra, tôi muốn đi Australia nhưng vì nó quá xa và các khách sạn cũng như phí thị thực đều rất đắt đỏ".

Các chuyến bay đi Bali đều hết chỗ

 Ctrip cho biết, qua số lượng đặt chỗ cho thấy bốn điểm đến được ưa chuộng nhất năm nay gồm Thái Lan, Nhật Bản, Indonesia và Singapore. Theo Chủ tịch Hiệp hội du lịch Bali, các chuyến bay từ Trung Quốc tới Bali đều kín chỗ. Ông nói: “ Chúng tôi rất lạc quan rằng, số lượng đặt phòng có thể sẽ tăng cao hơn hoặc it nhất là bằng năm 2018.

Hiệp hội khách sạn Thái Lan cũng cho biết, lượng khách đặt phòng từ Trung Quốc bất ngờ sụt giảm  kể từ sau vụ 47 du khách Trung Quốc thiệt mạng vì sự cố chìm thuyền ở gần Phuket hồi tháng 7, tuy nhiên tới giờ đã trở lại mức bình thường.

Các tour du lịch nước ngoài của Trung Quốc tới Mỹ đã giảm đáng kể. Trong tháng 7-9 năm ngoái, lượng khách đến Mỹ giảm xuống còn 20% so với một năm trước đó. 

Một người phát ngôn của Viện nghiên cứu du lịch ngoài nước của Trung Quốc cho biết: “ Đối với mọi người dân, rõ ràng là không đúng về mặt chính trị tại thời điểm này để đi du lịch đến Mỹ, đặc biệt là để thư giãn”.

Australa và New Zealand trong những năm trước vốn là điểm đến được ưa chuộng của người Trung Quốc,, giờ cũng bắt đầu sụt giảm đáng kể. Hồi tháng 11,  các du khách Trung Quốc tới New Zealand đã giảm 4,4%  và tới Australia chỉ tăng 1,6% .

Hãng hàng không Air New Zealand ngày 29/1 đã giảm bớt tiềm năng lợi nhuận và dự đoán  doanh thu sẽ giảm do du lịch giảm.

Du Ge, một giám đốc kinh doanh của Dịch vụ du lịch quốc tế ở Bắc Kinh, công ty chuyên tổ chức các tour đi New Zealand và Australia cho biết, lượng khách đặt tour cho dịp tết này yếu đi do tình hình kinh tế. Anh cho biết, ba hoặc bốn năm trước, công ty anh có thể nhận được hơn 3.000 khách đặt tour, nhưng giờ chỉ có thể là 1.000.

"Du lịch được cho là xa xỉ, điều mà trước đây người ta cho rằng, phú quý sinh lễ nghĩa. Thế nhưng giờ đây, do thu nhập của người dân giảm nên ngành du lịch cũng bị ảnh hưởng," Du Ge nhận xét.

Theo Reuters
MỚI - NÓNG