Cảnh báo rủi ro khi Mỹ rút khỏi hiệp ước Bầu trời mở

Thượng nghị sĩ Robert Menendez là một trong những người vừa gửi thư cảnh báo nguy cơ Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở. (Ảnh: Reuters)
Thượng nghị sĩ Robert Menendez là một trong những người vừa gửi thư cảnh báo nguy cơ Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở. (Ảnh: Reuters)
TPO - Bốn nghị sĩ đảng Dân chủ Mỹ hôm qua nói rằng chính quyền của Tổng thống Donald Trump có thể rút khỏi một hiệp ước cho phép các máy bay giám sát không mang theo vũ khí bay trên bầu trời Mỹ, Nga và các lãnh thổ khác. 

Các nghị sĩ cảnh báo rằng việc này sẽ là một món quà đối với Nga và làm suy giảm lòng tin đối với cam kết của Mỹ với Ukraine. 

“Rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở, một thỏa thuận kiểm soát vũ khí đa phương, sẽ là một món quà nữa của chính quyề Trump gửi tới (Tổng thống Nga Vladimir) Putin”, Reuters dẫn lời các nghị sĩ thuộc Ủy ban đối ngoại và Quân vụ Hạ viện Mỹ viết trong lá thư gửi đến các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Mỹ.

“Hiệp ước Bầu trời mở là một nhân tố quan trọng đối với an ninh của Mỹ và châu Âu, và quyết định rút khỏi hiệp ước này sẽ là một đòn giáng nữa và ổn định của khu vực cũng như của Ukraine”, các thượng nghị sĩ viết. 

Hiệp ước được ký năm 1992 và có hiệu lực năm 2002 cho phép một quốc gia thành viên thực hiện các chuyến bay không mang theo vũ khí, chỉ cần thông báo trước một thời gian ngắn trên bầu trời của các bên tham gia khác. 

Cho phép các quốc gia thu thập thông tin về lực lượng quốc phòng của nước thành viên khác, mục đích của hiệp ước là tăng cường tính minh bạch và xây dựng lòng tin giữa các quốc gia tham gia, bao gồm Mỹ, Nga và Ukraine. 

Khi được đề nghị bình luận về bức thư này, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ đề nghị giấu tên nói: “Chúng tôi không bình luận về thư từ của quốc hội. Chúng tôi tiếp tục thực hiện hiệp ước và tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ mà hiệp ước nêu ra, không giống như Nga”. 
Lầu Năm góc chưa đưa ra bình luận nào. 

Trong bức thư, 4 nghị sĩ đảng Dân chủ nói rằng Mỹ triển khai một chuyến bay khác thường theo hiệp ước này vào tháng 12/2018, sau khi Nga nã đạn và tịch thu 3 tàu hải quân Nga và bắt giữ các thủy thủ trên tàu trong vụ việc xảy ra ngày 25/11 trên Biển Đen, và thực hiện một cuộc khác như vậy vào năm 2014, sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào lãnh thổ của mình. 

“Rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở sẽ gây thêm hoài nghi về những cam kết của Mỹ đối với an ninh của Ukraine và sẽ giúp Nga củng cố lý lẽ rằng Mỹ là một đối tác không đáng tin cậy ở khu vực”, bức thư viết. 

Một số chuyên gia và quan chức chính quyền Mỹ tin rằng hiệp ước đã không còn hữu ích, một phần do điều mà họ gọi là sự vi phạm của Mátxcơva. Những vi phạm đó bao gồm các hạn chế mà Nga áp dụng đối với những chuyến bay quan sát nhất định trên bầu trời Kaliningrad, một lãnh thổ của Nga trên biển Baltin bị kẹp giữa Ba Lan và Lithuania, và các chuyến bay gần biên giới tranh chấp giữa Nga và Georgia. 

Đáp lại, năm 2016 Mỹ hạn chế Nga không được bay quan sát trên khu vực của Hạm đội Thái Bình Dương ở Hawaii và các địa điểm đặt hệ thống phòng thủ tên lửa ở Fort Greely, bang Alaska. 

Một cựu quan chức của chính quyền Trump đề nghị giấu tế nói rằng hiệp ước này đã lỗi thời vì Mỹ có thể chia sẻ những hình ảnh vệ tinh không nhạy cảm lắm với các nước khác. Các nước khác giờ có thể tiếp cận nhiều ảnh vệ tinh thương mại chất lượng cao.

Chúng tôi chia sẻ ảnh vệ tinh tùy thuộc vào mức độ nhạy cảm. Nhiều loại ảnh như vậy cũng có thể lấy từ vệ tinh thương mại”, vị quan chức nói với Reuters

Theo tổ chức phi chính phủ mang tên Hiệp hội kiểm soát vũ khí, 34 quốc gia đang tham gia Hiệp ước Bầu trời mở. Thành viên thứ 35 là Kyrgyzstan đã ký nhưng chưa phê chuẩn. 

Theo theo Reuters
MỚI - NÓNG