Cha nữ sinh xin thêm suất ăn bị đánh chết

Rukhsana Khatoon, vợ Mohd Shagir, và các con ở Gokhlapur, Araria, bang Bihar, Ấn Độ. Ảnh: The Indian Express
Rukhsana Khatoon, vợ Mohd Shagir, và các con ở Gokhlapur, Araria, bang Bihar, Ấn Độ. Ảnh: The Indian Express
Sự việc đau lòng xảy ra ở bang Bihar, Ấn Độ khi một nữ sinh bị đánh chỉ vì kêu đói và xin thêm suất ăn, còn cha em cũng qua đời sau khi bị đá vào chỗ hiểm.

Theo The Indian Express, vụ việc gây chấn động dư luận xảy ra ở ngôi làng Gokhlapur, huyện Araria, bang Bihar hôm 12/2.

Nạn đói, túng thiếu và sự lãnh đạm của người xung quanh đã khiến một gia đình ở bang Bihar, Ấn Độ lâm vào cảnh cùng cực sau khi bé gái nhà họ bị đánh vào đầu vì xin thêm suất ăn, còn cha em qua đời vì bị đá vào chỗ kín khi tới trường phản đối.

Kasheeda, nữ sinh ở trường tiểu học Rajkiya Prathmik Vidyalaya, xuất thân từ một gia đình ăn lương công nhật, thuật lại sự việc: "Khi cháu xin thêm một suất khichdi (bữa sáng tiêu chuẩn của người Hindu, gồm cơm, đậu lăng và các loại gia vị), đầu bếp của trường lấy muỗng dài đập mạnh vào đầu cháu. Cháu chạy về nhà khóc với cha. Ông vội chạy tới trường và phàn nàn với đầu bếp: 'Tất cả trẻ em đều có quyền ăn bữa trưa được chính phủ cấp'".

Cô bé khẳng định một giáo viên và hiệu trưởng đã xông ra quát tháo cha mình rồi đá vào háng ông.

Shagir, cha của cô bị đá đúng vào "của quý" và quằn quại trong đau đớn rồi ngất lịm đi. Ông được đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi. 

Năm 2013, ở bang Bihar cũng xảy ra sự việc gây phẫn nộ khi 23 trẻ em tử vong vì ăn thức ăn có thuốc trừ sâu. Ba giáo viên và đầu bếp của trường bị truy tố tội cố ý giết người và đang chạy trốn. Trường bị đóng cửa sau vụ việc.

Chính phủ Ấn Độ đang nỗ lực cung cấp các bữa ăn thiết yếu trong ngày cho dân bị đói theo mô hình ăn trưa. Theo các phát hiện gần đây của Unicef (Qũy nhi đồng Liên Hợp Quốc) và nghiên cứu mới của chính phủ Ấn Độ, 30% trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu cân và 45% các hộ gia đình vẫn phải đi vệ sinh ở nơi công cộng. Một bài báo trên The Economist khẳng định các bang như Bihar và Uttar Pradesh nổi tiếng tụt hậu trong vấn đề dinh dưỡng và phúc lợi trẻ em.

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG