Chân dung 'Quý bà' Myanmar Aung San Suu Kyi

Bà Suu Kyi cắt bánh trong lễ mừng sinh nhật lần thứ 70 cùng các thành viên đảng NLD tại tòa nhà Quốc hội ở thủ đô Naypyidaw hôm 19/6
Bà Suu Kyi cắt bánh trong lễ mừng sinh nhật lần thứ 70 cùng các thành viên đảng NLD tại tòa nhà Quốc hội ở thủ đô Naypyidaw hôm 19/6
TPO - Bà Aung San Suu Kyi, chủ tịch Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của Myanmar từng nhận giải Nobel Hòa bình năm 1991. Bà là người được người dân kì vọng sẽ mở ra kỉ nguyên mới cho quốc gia Đông Nam Á này.
Chân dung 'Quý bà' Myanmar Aung San Suu Kyi ảnh 1

Bà là con gái của người anh hùng lập quốc Myanmar Aung San. Tướng Aung San bị ám sát khi bà Aung San Suu Kyi mới 2 tuổi. Trong ảnh: bà Suu Kyi (giữa) cùng bố mẹ và hai anh năm 1947 tại Myanmar. 

Chân dung 'Quý bà' Myanmar Aung San Suu Kyi ảnh 2

Khi du học tại một trường đại học ở Anh, bà được người giám hộ giới thiệu với ông Michael Aris, người sau này trở thành chồng bà. Trong ảnh: Bà Suu Kyi cùng ông Michael Aris năm 1973.

Chân dung 'Quý bà' Myanmar Aung San Suu Kyi ảnh 3

Vợ chồng bà Aung San Suu Kyi sinh 2 người con là Alexander và Kim. Sau 16 năm sinh sống tại Anh, bà về nước năm 1988 để chăm sóc mẹ ốm. Ảnh chụp bà Aung San Suu Kyi vào ngày 28/8/1988 trong một cuộc phỏng vấn ở Rangoon (Myanmar).

Chân dung 'Quý bà' Myanmar Aung San Suu Kyi ảnh 4

Bà Suu Kyi phát biểu trong một cuộc biểu tình ngày 26/8/1988.

Chân dung 'Quý bà' Myanmar Aung San Suu Kyi ảnh 5

Khi một đoàn học giả đề nghị bà Aung San Suu Kyi lên lãnh đạo phong trào dân chủ, bà đồng ý. Bà trở thành lãnh đạo cuộc nổi dậy chống tướng Ne Win. Quân đội đàn áp các cuộc biểu tình và tiến hành đảo chính vào ngày 18/9/1988. Không lâu sau, ngày 24/9, bà thành lập đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ.

Chân dung 'Quý bà' Myanmar Aung San Suu Kyi ảnh 6

Bà Aung San Suu Kyi nhận giải Nobel Hòa bình vào năm 1991 vì nỗ lực đấu tranh phi bạo lực vì dân chủ và nhân quyền. Sau đó, bà bị quản thúc tại gia suốt 15 năm vì cáo buộc gây chia rẽ quân đội. Ảnh chụp bà Aung San Suu Kyi phát biểu trước cổng nhà mình ngày 25/5/1996.

Chân dung 'Quý bà' Myanmar Aung San Suu Kyi ảnh 7

Trong một cuộc họp tại Yangon hôm 30/1/2008

Chân dung 'Quý bà' Myanmar Aung San Suu Kyi ảnh 8

Bà được hộ tống ra xe trong phiên xét xử bà tại nhà tù Insein, Rangoon
ngày 20/5/2009

Chân dung 'Quý bà' Myanmar Aung San Suu Kyi ảnh 9

Cổng nhà bà Suu Kyi vào ngày 11/8/2009 khi tòa án cho rằng bà đã vi phạm các điều kiện quản thúc tại gia. Theo tòa Myanmar, bà Suu Kyi đã cho phép một người Mỹ lạ vào nhà. Người đứng đầu chế độ quân sự ra lệnh giam lỏng bà 18 tháng. 

Chân dung 'Quý bà' Myanmar Aung San Suu Kyi ảnh 10

Bà gặp lại con trai Kim Aris sau 10 năm xa cách tại sân bay Rangoon hôm 23/11/2010. Bà rất kinh ngạc bởi cậu bé ngày nào đã trở thành một chàng trai trẻ. Bà thừa nhận có thể sẽ không nhận ra con nếu gặp Kim trên phố.

Chân dung 'Quý bà' Myanmar Aung San Suu Kyi ảnh 11

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và bà Suu Kyi ngày 2/12/2011

 
Chân dung 'Quý bà' Myanmar Aung San Suu Kyi ảnh 12

Bà Suu Kyi cùng các nghị sỹ của NLD tại một phiên họp thường kỳ của Hạ viện Myanmar vào hôm 2/5/2012.

Chân dung 'Quý bà' Myanmar Aung San Suu Kyi ảnh 13

Bà bắt tay Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra hôm  31/5/2012.

Chân dung 'Quý bà' Myanmar Aung San Suu Kyi ảnh 14

Bà Suu Kyi phát biểu ở Rangoon hôm 4/12/2013

Chân dung 'Quý bà' Myanmar Aung San Suu Kyi ảnh 15

Gặp gỡ Thủ tướng Anh tại Số 10, Downing Street, London hôm 23/10/2013

Chân dung 'Quý bà' Myanmar Aung San Suu Kyi ảnh 16

Bắt tay với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh hôm 11/6/2015

Chân dung 'Quý bà' Myanmar Aung San Suu Kyi ảnh 17 Trưa 8/11, bà Aung San Suu Kyi đến điểm bỏ phiếu trong vòng vây chào đón của người dân. Đây là cuộc tổng tuyển cử lịch sử của Myanmar.
Chân dung 'Quý bà' Myanmar Aung San Suu Kyi ảnh 18 Đảng NLD của bà Suu Kyi tuyên bố giành lợi thế áp đảo trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên ở Myanmar sau 25 năm. Phía NLD khẳng định có đủ ghế trong Quốc hội để đảm bảo bà Suu Kyi có thể thành lập chính phủ mới. Tuy nhiên, theo Hiến pháp Myanmar, bà Suu Kyi không đủ điều kiện để trở thành tổng thống vì chồng và các con mang quốc tịch nước ngoài. Trong ảnh: Bà Suu Kyi phát biểu hôm 9/11.
Theo Theo Telegraph
MỚI - NÓNG