Chất độc da cam: Cuộc chiến pháp lý giấu mặt trong lòng nước Mỹ

Chất độc da cam: Cuộc chiến pháp lý giấu mặt trong lòng nước Mỹ
(TPO) Vào thời điểm diễn ra vụ kiện Ivy, mối liên quan giữa chất độc da cam và bệnh tật đã được khoa học chứng minh
Chất độc da cam: Cuộc chiến pháp lý giấu mặt trong lòng nước Mỹ ảnh 1
Một lính Mỹ vừa hoàn tất việc bơm chất độc da cam vào chiếc C-123 tại sân bay Đà Nẵng

Trong vụ kiện trước, tòa án đã bác bỏ bằng chứng hiển nhiên mà các cựu chiến binh đưa ra. Các bằng chứng cho thấy chất độc da cam là nguyên nhân gây các bệnh ung thư và thần kinh. Vào thời điểm diễn ra vụ kiện Ivy, mối liên quan giữa chất độc da cam và bệnh tật đã được khoa học chứng minh.

Thẩm phán Weinstein đã làm “một việc tốt” nữa cho các Cty hóa chất. Ông đã hóa giải và giảm bớt sự liên quan giữa chất độc và bệnh tật. Ông đã đưa ra những phán quyết lạ thường dẫn đến quyết định cuối cùng là bác đơn kiện vào tháng 4/1992. Lý do đưa ra chỉ đơn thuần là do những mắc mớ về mặt thủ tục.

Thoạt nhìn, phán quyết ban đầu năm 1984 về chất độc da cam được xếp vào loại vụ kiện tranh chấp của thẩm phán  Weinstein dường như có lợi cho các cựu chiến binh. Con số 180 triệu đô la là số tiền bồi thường lớn nhất (được dàn xếp bên ngoài toà án)  cho tất cả những người bị tổn thương vì chất độc trong vụ kiện.

Tuy nhiên phần lớn trong số 2.500 cựu chiến binh đệ đơn kiện, những người từng phát biểu tại các cuộc “điều trần công bằng” do thẩm phán Weinstein tổ chức, đều bỏ ra ngoài với cảm giác cay đắng và bị lờ đi. Trong bản phán quyết, ông Weistein dành mức bồi thường 3.200 đô la cho mỗi người bị chết và bị ốm yếu hoàn toàn không có khả năng làm việc và không một đồng nào cho những người bị thương tổn ít hơn.

Chất độc da cam: Cuộc chiến pháp lý giấu mặt trong lòng nước Mỹ ảnh 2
Một bé gái nạn nhân chất độc da cam tại làng Hòa Bình (Từ Dũ)

Khoản quỹ thứ hai trị giá 52 triệu đô la được xếp vào Chương trình Hỗ trợ liên quan chất độc da cam (AOCAP). Quỹ này cơ bản là một khoản quỹ tài trợ được đặt trực tiếp dưới sự giám sát và quản lý của ông Weinstein. Quỹ này do các nhà quản lý, được Weinstein thuê, điều hành.

Trong một bản “chỉ đạo” năm 1991, những người được hưởng trợ cấp nhận được một bản yêu cầu bằng miệng, vào đúng ngày ông Weinstein đưa ra quyết định về vụ kiện Ivy: “Nói với tư cách những người đại diện cho chương trình tài trợ AOCAP, các bạn không nên bày tỏ lập trường hay về quyết định của thẩm phán Weinstein. Các bạn cũng không nên đưa ra các quan điểm về mối quan hệ giữa chất độc da cam và những bệnh tật đặc thù hay điều kiện sức khỏe của mình”.

Ông Weinstein trong thực tế đã tạo ra một thái ấp ảo bằng cách sử dụng số tiền trong bản phán quyết để kiểm soát các tổ chức cựu chiến binh và chi phối chính sách của Chính phủ.

Hồ sơ tố tụng cũng xác nhận thẩm phán đã tác động đến các nỗ lực biện hộ của những nhà lãnh đạo của các cựu chiến binh và  làm thay đổi sự quan tâm của những người này ra khỏi các vấn đề gây ảnh hưởng tới lợi ích của các Cty sản xuất chất độc da cam. Các Cty này nếu không có sự can thiệp của Weinstein, có nguy cơ phải đối mặt với khoản đền bù trách nhiệm pháp lý tiềm tàng lên tới hàng tỷ đô la.

Nếu các cựu chiến binh cùng gia đình họ, những người không liên quan đến bản phán quyết năm 1984, chấp nhận bất cứ sự trợ giúp từ một quỹ tài trợ khác họ có nguy có phải hy sinh những yêu cầu đòi bồi thường trong tương lai chống lại những Cty sản xuất chất độc hóa học.

Việc tước mất quyền này bao gồm cả những đứa trẻ sinh ra bị khuyết tật của các cựu chiến binh Việt Nam, những người chưa được sinh ra tại thời điểm bản phán quyết được đưa ra.

MỚI - NÓNG