'Chiêu' bí mật của ông Putin về đàm phán lãnh thổ

'Chiêu' bí mật của ông Putin về đàm phán lãnh thổ
TPO - Sau cuộc hội đàm giữa các nguyên thủ quốc gia của Nga và Nhật Bản vào ngày 29.4.2013, các nhà báo đã chứng kiến ​​sự bùng nổ bất thường của Tổng thống Nga V. Putin.

'Chiêu' bí mật của ông Putin về đàm phán lãnh thổ

> Những vụ bê bối bán visa ở sứ quán Mỹ

> Ba hạm đội Hải quân Trung Quốc tràn xuống Biển Đông

 

TPO - Sau cuộc hội đàm giữa các nguyên thủ quốc gia của Nga và Nhật Bản vào ngày 29.4.2013, các nhà báo đã chứng kiến ​​sự bùng nổ bất thường của Tổng thống Nga V. Putin.

Thủ tướng Nhật Bản Abe và Tổng thống Nga Putin trong tuyên bố chung hai nước
Thủ tướng Nhật Bản Abe và Tổng thống Nga Putin trong tuyên bố chung hai nước.
 

Tức giận với phóng viên đã đặt câu hỏi có tính khiêu khích về các hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty nước ngoài trong vùng Lãnh thổ phía Bắc, ông đã gằn giọng trong câu trả lời của mình.

Đàm phán phân định lãnh thổ - vấn đề vô cùng nhạy cảm trong ngoại giao đối ngoại. Cả hai chính phủ đã nhất trí tiếp tục đàm phán về tình trạng của bốn hòn đảo thuộc quần đào Kuril trong một " không khí bình tĩnh". Và có vẻ như là không có ai đã cư xử một cách vị kỷ trong vấn đề vấn đề này. Phản ứng của V. Putin là tự nhiên đối với một chính khách, hiểu biết sâu sắc về những khó khăn nặng nề và căng thẳng khi tiến hành các cuộc đàm phán về lãnh thổ.

Kể từ khi trở thành tổng thống Liên bang Nga vào năm 2000, ông Putin đã giải quyết được hai vấn đề tranh chấp vùng lãnh thổ và vùng biển. Trường hợp đầu tiên là với Trung Quốc. Năm 2004, trong một cuộc họp của người đứng đầu nhà nước của hai quốc gia này đã đạt được một thỏa thuận về việc giải quyết các vùng lãnh thổ tranh chấp, đường biên giới giữa hai bên không được xác định, bằng phương pháp chia thành hai phần đất như nhau, đường chạy ở giữa là đường biên giới.

Để không gây ra xôn xao dư luận, tạo lên sự mất ổn định, các cuộc đàm phán được tiến hành trong điều kiện hoàn toàn bí mật. Tổng thống V.Putin nói về quyết định, có lợi cho cả hai bên, nhưng đã không làm rõ những các chi tiết của thỏa thuận này. Cho đến năm 2013, vẫn chưa được sáng tỏ những nội dung đã được thỏa thuận và được thống nhất phía sau hậu trường.

Lilia Shevtsova, một nhà bình luận chính trị độc lập cho rằng: "Các vấn đề của các vùng lãnh thổ phía Bắc, đó là tiêu điểm sự chú ý của công chúng và thường xuyên được đề cập trong các phương tiện truyền thông tại Nhật Bản, giữ bí mật các nội dung đàm phán" thật sự là khó khăn. Nền tảng bộ máy nhà nước của Putin - không được vững mạnh như trước. Chỉ số sự hủng hộ và tin tưởng của trong nhân dân giảm xuống còn 60%, vì vậy ông Putin cần phải tìm kiếm sự ủng hộ mạnh mẽ của toàn xã hội trong đàm phán lãnh thổ với Nhật Bản.

Các cuộc đàm phán về phân định biên giới với Trung Quốc kéo dài cho đến năm 2010, khi mà tranh chấp vùng nước với Na Uy được giải quyết . Diện tích mặt nước khoảng 175.000 km vuông ở phía Bắc Bắc Băng Dương, những tranh chấp về chủ quyền kéo dài trong 40 năm, được giải quyết bằng phương pháp chia đôi mỗi bên một nửa. Cà hai nhà nước đã thống nhất công nhận và cùng hợp tác hữu nghị khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú dưới thềm lục địa của Bắc Băng Dương, mở ra cơ hội để để lôi kéo các công ty dầu lớn ở Mỹ và châu Âu nhận thầu khai thác.

Trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc, tổng thống Putin đã tập trung hướng vào các "lợi ích thực tế." sẽ có được cho các bên trong đàm phán về được biên giới. Đã xây dựng được cái gọi là "kế hoạch hành động" để tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế và quân sự, tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa Nga và Trung Quốc. Sau thỏa thuận này, nước Nga đã thành công trong các hợp đồng xây dựng đường ống dẫn dầu và khí đốt cung cấp cho Trung Quốc.

Theo các quan chức cấp cao tháp tùng Thủ tướng Abe, tại cuộc hội đàm, Tổng thống Putin đề cập đến các cuộc đàm phán phân giới cắm mốc trên đất liền và vùng nước tranh chấp với Trung Quốc và Na Uy. Với Nhật Bản, thậm chí có vẻ nhấn mạnh sự lạc quan về gợi ý của thỏa thuận "phân chia bình đẳng" để giải quyết vấn đề của các vùng lãnh thổ phía Bắc, nhưng trên hết, ông Putin đã cố gắng để chỉ ra rằng các cuộc đàm phán là cần thiết giữ "bí mật" và "lợi ích thực tế".
Không ai nghĩ rằng ông Putin, người mà uy tín trong nước có phần lung lay, lại có thể có được những ý định sáng tạo như vậy. Vấn đề các vùng lãnh thổ phía Bắc, có một lịch sử lâu dài từ Chiến tranh Thế giới Thứ hai, khác hoàn toàn với các tranh chấp lãnh thổ vùng biên giới với Trung Quốc và thiết lập hải giới trên biển với Na Uy. Ngoài ra, Nga đã tuyên bố rằng các vùng lãnh thổ phía Bắc "đã được coi là chiến lợi phẩm của chiến tranh thế giới thứ hai."

Các nguồn tin ngoại giao cho biết, ngay từ đầu tiên chính quyền của ông Putin đã nghiên cứu khả năng gặp gỡ các nhà lãnh đạo cao cấp Nhật Bản và Nga tại Vladivostok. Những tính toán hướng về mục đích lôi kéo Nhật Bản đến với sự phát triển của vùng Viễn Đông và gây áp lực ngoại giao thông qua việc cung cấp nguyện liệu thô. Trong cuộc họp báo chung, ông Putin dành một phần lớn thời gian nói về hợp tác kinh tế và cố gắng giải thích một cách chi tiết cho người Nhật giá trị thực tế của hợp tác kinh tế tại vùng Viễn Đông với Nhật.

“Hợp tác kinh tế - đây là giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề”- Ông Putin đã không quên nhấn mạnh vấn đề ngay trong cuộc gặp với các phóng viên. Nhưng không có một bảo đảm nào về việc, nếu hợp tác kinh tế có kết quả tốt thì Nga sẽ quay lại với vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Nghệ thuật ngoại giao của ông Putin đã thể hiện rất tinh tế ở khả năng có thể đạt được lợi ích ngay cả từ những vấn đề chưa được thỏa thuận, trong điều kiện cho phép.
Mặc dù vậy, đối với Nhật Bản, làm sâu rộng thêm mối quan hệ với một nước Nga đang phát triển mạnh mẽ cũng có ý nghĩa vô cùng lớn. Tăng cường mối quan hệ hữu nghị với nước láng giềng, đẩy nhanh tiến trình hội nhập vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong lĩnh vực an ninh và trao đổi văn hóa trong tình hình Trung Quốc đang trỗi dậy, đây cũng là đòi hỏi “bức thiết của thời đại”. (Thủ tướng Abe).
Một điều rõ ràng rằng, quá trình đàm phán về vến đề lãnh thổ không được đẩy nhanh hơn chỉ bằng một cuộc gặp duy nhất của các nguyên thủ quốc gia. Con đường dẫn đến sự đột phá trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ sẽ không được sáng tỏ, nêu không được xây dựng trên các mối quan hệ hữu nghị và tin tưởng lẫn nhau, từ những giải pháp “bí mật” và “lợi ích thực tế”.

Trịnh Thái Bằng
Theo Yohei Ishikawa "Nikkei", Nhật

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG