Chính trường Mỹ chia rẽ xung quanh dự luật mới về môi trường

Chính trường Mỹ chia rẽ xung quanh dự luật mới về môi trường
TPO - Một dự luật mới về môi trường mang tên Green New Deal (Chính sách tăng trưởng xanh mới), được đề xướng vào hôm thứ Năm vừa qua (7/2) bởi Alexandria Ocasio-Cortez, nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ tại New York, đang gây ra nhiều bất đồng giữa chính giới của cả 2 đảng lớn nhất nước Mỹ trong những ngày gần đây.

Dự luật này được quảng cáo sẽ là một cuộc đại tu của Chính phủ lên hầu như mọi mặt trong đời sống của người dân Mỹ, đảm bảo mọi lợi ích cho những người đóng thuế, đồng thời loại bỏ việc sử dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch.

Theo tuyên bố từ văn phòng nghị sĩ Cortez, mục tiêu của nó nhằm triệt tiêu hoàn toàn việc đi lại bằng máy bay, nâng cấp hoặc thay thế các nhà ở tại Mỹ, nhằm đảm bảo việc sử dụng nguồn năng lượng một cách hiệu quả và thậm chí đảm bảo kinh tế cho những người “chưa muốn” làm việc.

“Hôm nay chúng ta thật sự đã khởi đầu một chương trình nghị sự mang tính toàn diện về công bằng kinh tế, xã hội và sắc tộc tại Hợp Chúng Quốc Mỹ. Đây là những thứ mà chương trình nghị sự này muốn hướng tới,” nghị sĩ Ocasio-Cortez tuyên bố trước Quốc hội Mỹ.

Dự luật này cho biết “một sự động viên mang tính quốc gia về xã hội, công nghiệp và kinh tế với mức độ chưa từng có từ thời Thế chiến II và Chính sách Kinh tế Mới” là cơ hội để giải quyết những bất công mang tính hệ thống hướng tới những nhóm thiểu số, tạo ra hàng triệu việc làm có thu nhập cao, và tạo ra những mức độ thịnh vượng và đảm bảo kinh tế chưa từng có cho mọi người dân Mỹ”.

Nội dung của Green New Deal bao gồm việc “giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống gần mức 0 thông qua một sự chuyển dịch công bằng và chính đáng cho tất cả các cộng đồng và người lao động “; tạo công ăn việc làm; đầu tư vào cơ sở hạ tầng; đảm bảo đủ nước sạch, thức ăn hợp vệ sinh và môi trường bền vững; cùng với đó là một khái niệm lạ lẫm mang tên “truy cập vào tự nhiên”.

Không chỉ đề nghị “nâng cấp toàn bộ những công trình hiện có” trong nước để đáp ứng hiệu quả năng lượng, an toàn, giá cả phải chăng, bền vững và tiện nghi, mà dự luật còn ủng hộ việc xây dựng các tuyến đường sắt cao tốc để giảm lượng khí thải carbon, thậm chí còn kêu gọi phát triển đến mức độ mà “việc di chuyển bằng máy bay không còn trở nên cần thiết”.

Dự luật còn hứa hẹn “đảm bảo kinh tế cho tất cả những ai không thể hoặc không muốn đi làm”. Dù chưa tiết lộ cụ thể, song nghị sĩ Cortez đã kêu gọi thiết lập các chương trình hỗ trợ việc làm trong nước, chăm sóc sức khỏe cho toàn dân, và cung cấp chỗ ở với “giá cả hợp lý, an toàn, và đầy đủ tiện nghi.”

Dù có nhiều điều đáng hứa hẹn, song Green New Deal đã vấp phải sự phản ứng từ không chỉ đảng Cộng hòa, mà từ cả các thành viên của đảng Dân chủ vì một số điểm có phần “không tưởng” của nó.

Mazie Hirono, nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ tại Hawaii, cho rằng việc thay thế hoàn toàn phương tiện máy bay bằng tàu cao tốc là một điều vô cùng khó khăn đối với địa phương của bà.

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cũng lên tiếng phản đối dự luật trên khi mỉa mai gọi nó bằng thuật ngữ “giấc mơ xanh.” Dù vậy, bà vẫn tỏ ý hoan nghênh tinh thần nhiệt tình của nghị sĩ Alexandria Ocasio-Cortez khi đã mạnh dạn đề xuất nó trước Quốc hội Mỹ.

Tỉ phú Mike Bloomberg, người từng có thời gian làm thống đốc New York, cho biết ông đã quá mệt mỏi khi phải nghe về những thứ mang tính bánh vẽ, những thứ chắc chắn không thể được thông qua và không thể có điều kiện nào đáp ứng nổi. “Theo tôi, việc quảng bá những thứ như vậy là điều thật hư cấu. Bạn nên làm những điều mang tính thực tiễn hơn,” ông Bloomberg cho biết.

Ủy ban Quốc gia của đảng Công hòa đã kịch liệt chỉ trích dự luật của nghị sĩ Cortez, khi gọi nó là “một danh sách điều ước xã hội chủ nghĩa”, tiêu tốn 2 triệu tỉ tiền ngân sách nhà nước, giết chết hơn 1 triệu việc làm, đồng thời gây hỗn loạn đối với thương mại toàn cầu.

“Tôi tự hỏi liệu những thành viên đảng Dân chủ, những người tự nhận mình đại diện cho các khu vực trung lưu và nghèo đói, sẽ đấu tranh chống lại Green New Deal hay không, vì nó sẽ tàn phá sinh kế của chính các thành phần cử tri của họ.” Ông Brad Parscale, Giám đốc chiến dịch tái tranh cử năm 2020 của Tổng thống Trump, viết trên Twitter. Thậm chí, đội ngũ cho chiến dịch của Tổng thống Trump còn cho rằng đây là một món quà đối với chiến dịch của mình.

Dù vậy, vẫn có một số lượng không nhỏ giới chức Mỹ ra mặt ủng hộ dự luật này, trong đó có nhiều người sẽ ra tranh cử ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ vào năm 2020.

Thượng nghị sĩ Kamala Harris viết trên Twitter: “Tôi tự hào vì đã tham gia đồng tài trợ cho Green New Deal, một kế hoạch táo bạo để dịch chuyển nước Mỹ sang sử dụng 100% năng lượng sạch và có thể tái tạo. Chúng ta phải quyết liệt chống lại biến đổi khí hậu vốn đang đe dọa trực tiếp tới đất nước của chúng ta.”

Cùng chung quan điểm với Thượng nghị sĩ Harris còn có Thượng nghị sĩ Cory Booker. Ông cho rằng “Lịch sử của nước Mỹ là một minh chứng cho việc những thành tựu vẫn có thể đạt được từ những điều mà một số người cho là không tưởng, và chúng ta phải hành động táo bạo ngay từ bây giờ.”

Thượng nghị sĩ Bernie Sanders, người từng ra tranh chức ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ vào năm 2016, và sẽ tiếp tục ra tranh cử vào Nhà Trắng vào năm 2020, cũng là người ủng hộ nhiệt tình cho dự luật Green New Deal, và khẳng định: “Chúng ta phải giải quyết cuộc khủng hoảng đang hiện hữu của biến đội khí hậu trên hành tinh này, trong khi cùng lúc đó vẫn phải tạo ra hàng triệu công việc có thu nhập cao tại đất nước của chúng ta.”

Theo Theo Fox News
MỚI - NÓNG
Phát triển nghề đông y trên phố Lãn Ông gắn với du lịch Hà Nội
Phát triển nghề đông y trên phố Lãn Ông gắn với du lịch Hà Nội
TPO - Ngày 20-4, tại Trung tâm Giao lưu Văn hoá Phố cổ Hà Nội số 50 Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm đã diễn ra buổi toạ đàm “Nghề Đông y Hoàn Kiếm gắn với sự phát triển phố nghề Lãn Ông”. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa “Giữ nghề xưa trên phố”, nhằm tôn vinh nghề đông y cổ truyền và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.