Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tới Delhi

Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tới Delhi
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã tới thủ đô Delhi của Ấn Độ trong chuyến thăm lịch sử tới nước này.
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tới Delhi ảnh 1

Trọng tâm của chuyến thăm sẽ là các vấn đề kinh tế

Ông Hồ Cẩm Đào là vị chủ tịch Trung Quốc đầu tiên tới thăm Ấn Độ trong 10 năm qua và theo dự kiến sẽ ký một số hiệp định với Thủ tướng Manmohan Singh.

Quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã ở trong tình trạng căng thẳng trong nhiều năm trước đây nhưng tương lai quan hệ hai nước nay không phải là chính trị mà là kinh tế.

Chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào có tất cả những biểu tượng của một chuyến thăm nhà nước quan trọng.

Cờ đỏ của Trung Quốc tung bay tại khắp nơi ở thủ đô Ấn Độ. Và đàm phán giữa Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Manmohan Singh sẽ diễn ra tại nơi mà trước đây là dinh thự của hoàng cung.

Quan hệ cải thiện

Người ta không hy vọng sẽ có các đột phá trong đàm phán, nhất là về những tranh cãi biên giới vốn bắt đầu từ những năm 60.

Nhưng quan hệ giữa hai nước đã được cải thiện đáng kể trong thời gian gần đây.

Cách đây 10 năm, buôn bán giữa hai nước chỉ ở mức vài triệu đô la một năm.

Nay con số này đã lên tới 20 tỷ đô la và đang tiếp tục tăng.

Khả năng sản xuất hàng chất lượng tốt với giá rẻ của Trung Quốc đã khiến cho các chợ ở Ấn Độ tràn ngập hàng Trung Quốc. Nhiều công ty hàng đầu của Trung Quốc đã đầu tư lớn vào Ấn Độ, nhất là trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Nhưng quan hệ thương mại và đầu tư cũng không chỉ có một chiều.

Thế mạnh của Ấn Độ là ngành dịch vụ và nhiều công ty công nghệ thông tin của Ấn Độ đã có mặt ở Trung Quốc.

Nhiều chuyên gia tin rằng hai quốc gia này có thể hợp sức lại để chinh phục thế giới.

K. K. Modi là một trong những doanh gia hàng đầu của Ấn Độ và ông tin rằng mối quan hệ giữa hai nước đã chuyển từ cạnh tranh sang hợp tác:

''Sự cạnh tranh giữa các công ty, giữa các ngành kinh doanh sẽ vẫn tiếp tục. Nhưng nó không còn là sự cạnh tranh giữa hai quốc gia nữa.

''Thực ra tôi nghĩ rằng nói hai nước cạnh tranh là sai. Các công ty tham gia cạnh tranh và họ sẽ hoạt động xuyên biên giới.''

Ông Modi là một trong số nhiều người Ấn Độ hy vọng rằng kinh tế sẽ là quan tâm hàng đầu của cả hai bên và nó sẽ thúc đẩy các nhà lãnh đạo của cả hai nước giải quyết các khác biệt chính trị.

Theo BBC

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.