Chùm ảnh toàn cảnh thế giới tuần qua
TPO - Bên cạnh sự bất ổn tại Trung đông, xung đột ở dải Gaza, vùng chiến sự Ukraine... thì đại dịch Ebola có nguy cơ trở thành đại dịch AIDS thứ hai đang là mối quan tâm hàng đầu của thế giới tuần qua.

Cùng Tiền Phong điểm lại các sự kiện đáng chú ý của thế giới trong tuần qua chùm ảnh dưới đây:
ĐẠI DỊCH EBOLA

Một người phụ nữ đang tuyệt vọng vì chồng chị vừa chết do nhiễm virus Ebola ở thủ đô Monrovia (Liberia). Tính đến nay, đại dịch khủng khiếp bắt nguồn từ Tây Phi này đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.000 người trong tổng số 8.399 ca nhiễm tại 7 quốc gia.

Khu vực cách ly trên tầng 6 tại bệnh viện Carlos III ở thủ đô Madrid, Tây Ban Nha ngày 8/10, nơi nữ y tá Teresa của nước này đã được phát hiện nhiễm virus Ebola. Teresa, 44 tuổi, là trường hợp đầu tiên bị nhiễm Ebola ở ngoài khu vực Tây Phi. Ngày 9/10, Chủ tịch Hội đồng thành phố Madrid cho biết, bệnh tình của Teresa đang diễn biến xấu đi và có nguy cơ tử vong.
XUNG ĐỘT THỔ NHĨ KỲ - SYRIA

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tuần tra dọc biên giới giữa nước này và Syria, gần thành phố Sanliurfa ngày 4/10. Tại Kobane - thị trấn chiến lược thuộc biên giới giữa hai nước, lực lượng người Kurd vẫn đang làm chủ Kobane mặc dù nhóm phiến quân hồi giáo (IS) đã kiểm soát 1/3 thị trấn. Mỹ vẫn đang thực hiện các cuộc không kích để yểm trợ cho lực lượng người Kurd chống lại IS tại đây.

Một cảnh tại biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria ở thị trấn Suruc, tỉnh Sanliurfa (Thổ Nhĩ Kỳ). Trong khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang làm nhiệm vụ canh gác thì phía bên kia biên giới, nhóm phiến quân hồi giáo (IS) đứng cạnh cờ đen của chúng cắm trên đỉnh đồi ở thị trấn Kobane. Nhóm IS cũng đã cắm cờ đen trên nóc một tòa nhà tại vùng ngoại ô Kobane để thể hiện dã tâm muốn chiếm đóng thành phố sát với biên giới Thổ Nhĩ Kỳ này.
BẤT ỔN TẠI DAMASCUS (SYRIA)

Cảnh hoang tàn tại khu vực Dakhaniyeh ở phía đông nam thủ đô Damamscus (Syria) sau khi quân đội nước này phát động một cuộc tấn công và giành quyền kiểm soát hôm 6/10.
XUNG ĐỘT Ở DẢI GAZA


BÃO LỚN Ở NHẬT BẢN

ĐỘNG ĐẤT Ở TRUNG QUỐC

Một người đàn ông đi giữa đống đổ nát sau trận động đất 6,6 độ tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc giáp biên giới với Lào và Myanmar ngày 7/10, khiến ít nhất 1 người đã thiệt mạng, 324 người bị thương và 50.000 người mất nhà cửa.

Hình ảnh đám tro bụi khổng lồ cao đến 3.000m từ miệng núi lửa Sinabung phun trào ở Bắc Sumatra, Indonesia vào ngày 8/10; sau khi đã phun trào vào ngày 5/10, khiến hàng trăm người phải rời bỏ nhà cửa đi sơ tán. Đây là lần thứ 3 ngọn núi lửa này phun trào trong năm. Lần đầu tiên là vào tháng 2 đã làm 17 người thiệt mạng và hơn 31.000 người phải sơ tán khỏi làng.
GIẢI NOBEL HÒA BÌNH

Thiếu nữ Pakistan Malala Yousafzai (bên trái), người từng bị Taliban bắn vào đầu năm 2012 vì đã đấu tranh cho quyền lợi của trẻ em đã nhận được Giải Nobel Hòa bình 2014, trở thành người trẻ nhất đoạt giải thưởng danh giá này.
Cùng với Malala, nhà hoạt động vì quyền trẻ em tại Ấn Độ, ông Kailash Satyarthi cũng đồng nhận giải Nobel Hòa bình 2014. Tổ chức Bachpan Bachao Andolan của ông đã cứu 80.000 trẻ em khỏi kiếp sống nô lệ, đồng thời hỗ trợ các em tái hòa nhập cộng đồng.
GIẢI NOBEL VĂN HỌC
Nhà văn Pháp Patrick Mocdiano vừa vinh dự nhận Giải Nobel Văn học năm 2014, trở thành nhà văn thứ 14 của Pháp giành được giải thưởng này. Cho đến thời điểm giành giải Nobel Văn học, Patrick Modiano đã gặt hái được nhiều giải thưởng khác cho các tác phẩm tiểu thuyết.
Theo AFP
Cùng chuyên mục

Nhà cháy phừng phừng, mẹ ném đàn con qua cửa sổ tầng 3

Mỹ sẽ áp quy định từ thời Trump để kiểm soát công nghệ Trung Quốc

Mỹ: Nhân viên nghĩa trang bị 'chôn sống' khi đang hăng say đào huyệt

Đại sứ Myanmar giơ biểu tượng phản đối đảo chính trong phiên họp LHQ

Không kích Syria, Mỹ bị tố 'hèn nhát', 'âm mưu chiếm đoạt tài nguyên'

THẾ GIỚI 24H: Hơn 300 nữ sinh Nigeria bị bắt cóc trong đêm

Động binh ở Syria, Mỹ nhắm đến điều gì?
