Chuyện đời ly kỳ của nàng vũ nữ 'điệp viên'

Trong lịch sử những câu chuyện ly kỳ nhưng có thật về các điệp viên tình báo, nàng vũ nữ thoát y Mata Hari luôn được nhớ đến như một huyền thoại.

Cuộc đời nàng là một chuỗi những thăng trầm, bí ẩn và cả bi kịch. Là một vũ nữ tài sắc hàng đầu Paris, luôn qua lại với các ông lớn quyền thế của Châu Âu, ít ai ngờ rằng Mata Hari lại đồng thời là một nữ điệp viên.

Cuối cùng, cuộc đời của người vũ nữ tài sắc và bạo gan kết thúc bằng thảm kịch. Mata Hari là một nhân vật rất truyền cảm hứng và khơi gợi nên nhiều câu chuyện truyền khẩu ly kỳ về cuộc đời nàng lúc đương thời. Cho mãi tới hôm nay, Mata Hari vẫn luôn được xem là một “huyền thoại”.

Chuyện đời ly kỳ của nàng vũ nữ 'điệp viên' ảnh 1 (1905)

Trong văn hóa phương Tây, người ta cũng có một khái niệm tương đương về người đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”, đó là “femme fatale” - người đàn bà quyến rũ khiến đàn ông vì say mê mà gặp phải tai họa. Mata Hari luôn được xây dựng trong các cuốn sách, bộ phim, vở nhạc kịch, vở múa… theo hướng như vậy - người đàn bà đẹp nhưng... nguy hiểm.

Sinh thời, Mata Hari chưa bao giờ thú nhận việc mình là một điệp viên, nàng từng nói một cách đầy ngạo nghễ rằng: “Là tình nhân của các ông lớn ư, tôi thú nhận điều đó. Nhưng là một điệp viên ư, không bao giờ! Cuộc đời này tôi chỉ sống vì tình yêu và niềm khoái lạc mà thôi”.

Sinh năm 1876 ở Hà Lan, Mata Hari tên thật là Margaretha Geertruida Zelle. Nàng kết hôn với một quân nhân giàu có ở tuổi 18. Năm 1897, Margaretha theo chồng tới sống ở đảo Java, Indonesia và sinh ra hai người con ở đây.

Chuyện đời ly kỳ của nàng vũ nữ 'điệp viên' ảnh 2 (1906)

Điều khốn khổ của đời nàng là chồng nàng nghiện rượu, lại là một kẻ bạo hành. Để khiến mình quên bớt những đau khổ trong hôn nhân, nàng say mê tìm hiểu về văn hóa truyền thống Indonesia và cả những điệu múa dân gian của người dân bản địa.

Dù vậy, cuộc hôn nhân càng lúc càng đi vào bế tắc, sau khi chồng hết nghĩa vụ quân nhân ở Indonesia, hai vợ chồng Margaretha quay về Hà Lan vào năm 1902. Lúc này, nàng quyết định chia tay chồng, bỏ lại con, để chuyển tới sống ở Paris hoa lệ.

Tại đây, nàng kiếm sống bằng nghề biểu diễn xiếc ngựa, làm người mẫu cho các họa sĩ và là một vũ công chuyên biểu diễn những điệu múa phương Đông mà nàng đã học được từ khi còn ở Indonesia.

Chuyện đời ly kỳ của nàng vũ nữ 'điệp viên' ảnh 3 (1906)

Lúc này, sự tò mò của người phương Tây trước văn hóa phương Đông đang lên cao độ và những điệu múa của nàng được khán giả đón nhận nồng nhiệt, nàng liền sử dụng nghệ danh ngắn gọn và dễ nhớ là Mata Hari, trong tiếng Mã Lai có nghĩa là “đôi mắt của ban ngày” hay “mặt trời”.

Mata Hari bắt đầu kỳ công xây dựng cho mình hẳn một hình tượng giả tượng, pha trộn phong cách Âu - Á rất cầu kỳ, chau chuốt. Nàng tự xưng mình là một công chúa Indonesia và sử dụng những hiểu biết đã có về văn hóa truyền thống Indonesia để tạo nên một lớp vỏ bọc huyền hoặc, bí ẩn, quyến rũ, kết hợp cả những yếu tố nghi thức văn hóa và vũ điệu dân gian Indonesia.

Nàng kết hợp vẻ đẹp thẩm mỹ của phong cách truyền thống Indonesia với sự phóng túng phá cách táo bạo, để trở thành một vũ công thoát y được yêu thích hàng đầu ở Paris.

Mata Hari chinh phục khán giả trên khắp Châu Âu bằng những vũ điệu lai Âu - Á vừa huyền hoặc vừa gợi cảm. Tiếng tăm và vẻ đẹp của nàng nhanh chóng khiến Mata Hari trở thành nhan sắc được các quý ông trên khắp Châu Âu săn đón. Sự nghiệp của Mata Hari chỉ bắt đầu chững lại khi nàng đã dần đứng tuổi.

Chuyện đời ly kỳ của nàng vũ nữ 'điệp viên' ảnh 4 (1906)

Dù vậy, Mata Hari vẫn có nhiều người tình là những ông lớn ở nhiều quốc gia Châu Âu, nàng liên tục qua lại giữa các quốc gia để gặp gỡ họ, vì vậy, Mata Hari liền bị đưa vào diện theo dõi đặc biệt khi Châu Âu đang manh nha xuất hiện những nguy cơ dẫn đến Thế chiến I.

Dù đã có lúc muốn sống lặng lẽ trước những biến động thời cuộc đang xảy tới, nhưng rồi vì thói quen ngao du, phóng túng, nàng không thể tự kìm chân mình và lại lên đường đi sang những quốc gia Châu Âu để gặp gỡ bạn bè, người tình.

Sự di chuyển qua các quốc gia một cách liên tục không chút e dè, sợ hãi; lại quen thân với nhiều ông lớn của Châu Âu, khiến Mata Hari đã bị tình báo Đức để mắt. Họ đánh giá nàng là một điệp viên tiềm năng và đã mua chuộc nàng vũ nữ để nàng nhận lời làm việc cho họ…

Cuối cùng, sau một chuyến đi xa trở về Paris, ngày 13/2/1917, Mata Hari bị nhà chức trách Pháp bắt giữ vì tội hoạt động gián điệp cho quân Đức.

Chuyện đời ly kỳ của nàng vũ nữ 'điệp viên' ảnh 5 (1906)

Mata Hari luôn có xu hướng “thổi phồng” những câu chuyện đời mình lên, điều này đã giúp nàng đạt được thành công lớn trên sân khấu, nhưng khi quá tin vào tài tháo vát của mình ngay cả trong những việc làm nguy hiểm, điều đó đã đưa Mata Hari vào bi kịch.

Sáng ngày 15/10/1917, người đẹp lẫy lừng một thời của Paris phải đi ra pháp trường, nơi nàng bị xử bắn. Có một người phóng viên Anh được phép đặc cách có mặt, theo những miêu tả về sau của người phóng viên này, Mata Hari đã ra pháp trường không chút sợ hãi, nàng từ chối buộc dải khăn lên mắt.

Khi những người lính làm nhiệm vụ được lệnh nâng súng lên, nàng vũ nữ đã thổi một nụ hôn gió về phía họ. Những gì đã thực sự xảy ra trong cuộc đời Mata Hari luôn là một bí ẩn, nhưng những gì nàng trải qua đủ khiến người ta dành phần nào sự ngưỡng mộ cho nàng.

Đối với Mata Hari, người ta không bàn về sự đúng sai, chỉ đơn giản là sự ngưỡng mộ dành cho một nhan sắc, một bản lĩnh táo bạo so với nữ giới đương thời. Nàng sống phóng túng và dường như không biết sợ hãi.

Chuyện đời ly kỳ của nàng vũ nữ 'điệp viên' ảnh 6 (1905)

Là một điệp viên, Mata Hari không hề xuất sắc, nhưng là một phụ nữ với tất cả những gì đã đi qua, câu chuyện về nàng được xem là câu chuyện về một nữ điệp viên hay nhất ở thế kỷ 20.

Cuộc đời Mata Hari rất truyền cảm hứng cho nghệ thuật bởi có nhiều đất trống để khai thác. Không ngạc nhiên khi đã có nhiều cuốn sách viết về nàng, nhiều bộ phim xoay quanh cuộc đời nàng.

Có thể kể tới những bộ phim như “Mata Hari” (1927) của Đức, “Mata Hari” (1931) của Mỹ, “Mata Hari, Điệp viên H21” (1964) do Pháp - Ý hợp tác sản xuất, “Mata Hari” (1985) của Mỹ… Bên cạnh đó, còn có 3 vở nhạc kịch được dàn dựng kể về cuộc đời nàng.

Trong năm 2016 này, có tới hai dự án nghệ thuật xoay quanh nhân vật nàng Mata Hari, đó là một vở nhạc kịch sẽ ra mắt tại sân khấu kịch Seoul, Hàn Quốc, vào tháng 11 năm nay và một vở múa ba-lê do đoàn múa ba-lê Hoàng gia Hà Lan thực hiện kể về cuộc đời nàng, đã ra mắt vào tháng 2 vừa qua.

Chuyện đời ly kỳ của nàng vũ nữ 'điệp viên' ảnh 7

(1905)

Chuyện đời ly kỳ của nàng vũ nữ 'điệp viên' ảnh 8

(1905)

Chuyện đời ly kỳ của nàng vũ nữ 'điệp viên' ảnh 9

(1905)

Chuyện đời ly kỳ của nàng vũ nữ 'điệp viên' ảnh 10

(1905)

Chuyện đời ly kỳ của nàng vũ nữ 'điệp viên' ảnh 11

(1914)

Chuyện đời ly kỳ của nàng vũ nữ 'điệp viên' ảnh 12

Ngày 13/2/1917, Mata Hari ngay sau khi bị bắt ở Paris.

Chuyện đời ly kỳ của nàng vũ nữ 'điệp viên' ảnh 13

Ngày 15/10/1917, quả chuông được rung lên vào buổi tối hôm Mata Hari bị xử bắn tại pháp trường ở xã Vincennes (Pháp).

Theo Theo Dân Trí
MỚI - NÓNG