Chuyện Mỹ - Trung - Nga

Chuyện Mỹ - Trung - Nga
TP - Năm nay đánh dấu 45 năm cú bắt tay lịch sử Mỹ-Trung góp phần làm Liên Xô sụp đổ. Nhiều người hỏi liệu có lặp lại kịch bản tương tự hồi 1972 nhưng theo chiều ngược lại, tức là dùng Nga để làm suy yếu Trung Quốc (TQ), hay không.

Tiền đề của thắc mắc ấy còn vì thái độ thiên vị của Tổng thống Mỹ Donald Trump khi ông liên tục bênh Nga mà điển hình là vụ cáo buộc nước này can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ 2016. Mạng russiancouncil.ru của Nga, một tháng sau khi ông Trump vào Nhà Trắng, vẫn nhắc cảnh “Duma Quốc gia Nga vang lên những tràng vỗ tay đầy phấn khích” chào đón thất bại của ứng viên Hillary Clinton.

Đầu những năm 70 thế kỷ trước, Mỹ nhận ra tử huyệt trong quan hệ Liên Xô-TQ. Xung đột hai nước liên miên từ 1966 – 1969. Năm 1970, gần 36 sư đoàn quân Soviet bố trí dọc biên giới Xô-Trung dài 4.380 km. Chuyến thăm TQ năm 1972 của Tổng thống Mỹ R.Nixon được cho là mở chương mới trong lịch sử đương đại thế giới. Trong khi không đánh bại được Việt Nam như kỳ vọng, quan hệ này góp phần cơ bản dẫn đến sự biến mất của hệ thống XHCN ở Đông Âu và Liên Xô.

Nay, liệu Nga có được sử dụng để kiềm chế một TQ đang trỗi dậy mà ông Trump mô tả là mối đe dọa việc làm của lao động Mỹ cũng như quyền lực Mỹ trên thế giới? Có sự nhất trí khá lớn trong giới phân tích là không có chuyện đó. Tình hình bây giờ khác trước rất nhiều.

Tuy nhiên kịch bản “mượn Nga bẻ Trung” không thể tuyệt đối không xảy ra. Bên cạnh các quan hệ nồng ấm chưa từng có Nga–Trung trên nhiều lĩnh vực mà Mỹ khó có thể chia rẽ, trong sâu thẳm, sự không tin tưởng mang tính lịch sử giữa hai nước vẫn còn đó. Sự xâm nhập chiến lược của TQ vào Trung Á làm yếu đi đáng kể sự thống trị về kinh tế của Nga ở vùng phía đông Liên Xô trước đây. Rồi việc Nga cố trì hoãn sáng kiến “Một vành đai – Một con đường” cũng đang cản trở TQ mở một hành lang thương mại đến châu Âu.

Chưa kể căng thẳng địa chính trị có nguy cơ bùng phát bất cứ lúc nào từ vùng đất giàu tài nguyên thưa thớt dân cư ở đông Siberia, khoảng 1,5 triệu km2, mà Nga Hoàng được Nhà Thanh cống nạp giữa thế kỷ XIX. Nơi đây có thể là mục tiêu chiến lược mà TQ nhắm đến để khôi phục tham vọng bá chủ thế giới chưa bao giờ trỗi dậy mạnh mẽ như hiện nay. Sẵn sàng cho tình huống dù ít khả thi nhất, vì thế, vẫn không thừa.

MỚI - NÓNG
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Việt - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giữ chức vụ Giám đốc Sở Nội vụ và kiêm nhiệm Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Tiến - Ủy viên Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy giữ chức vụ Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh.
Con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng từ nhỏ đã đọc nhật ký chuyện riêng tư của cha mẹ
Con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng từ nhỏ đã đọc nhật ký chuyện riêng tư của cha mẹ
TPO - “Con đường văn sĩ” chuyển tải hàng trăm trang nhật ký của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng trong giai đoạn 1938 đến 1945. Mộng văn chương, quá trình thai nghén tác phẩm và thêm cả những chuyện đời thường cũng được Nguyễn Huy Tưởng nêu trong nhật ký. Nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Thắng - con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng - tiết lộ từ bé đã đọc nhật ký của cha, trong đó có cả những chuyện riêng tư của cha mẹ.
Lý do giá vàng thế giới biến động mạnh
Lý do giá vàng thế giới biến động mạnh
TPO - Dù đang trên đà giảm, giá vàng thế giới có mức tăng nhẹ trong phiên giao dịch ngày 24/4. Khi tình hình chính trị ở Trung Đông chưa có thêm căng thẳng thì dữ liệu kinh tế Mỹ, lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ lại tác động giá vàng.