Công chúa Nhật Bản kết hôn với thường dân ở đền thiêng

Công chúa Nhật Bản Ayako hôm nay đã kết hôn với bạn đời Kei Moriya tại ngôi đền thiêng Meiji ở thủ đô Tokyo. Sau buổi lễ này, cô sẽ chính thức từ bỏ địa vị Hoàng gia.
Công chúa Nhật Bản kết hôn với thường dân ở đền thiêng ảnh 1

AP đưa tin, Công chúa Ayako, 28 tuổi, con út của Hoàng tử quá cố Takamado - em họ Nhật hoàng Akihito, và hôn phu 32 tuổi Kei Moriya - nhân viên của hãng vận tải NYK Line tại Tokyo đã tổ chức lễ thành hôn ngày hôm nay 29/10. Cặp đôi đã thực hiện đám cưới truyền thống tại ngôi đền Meiji nổi tiếng tại Tokyo.

Công chúa Nhật Bản kết hôn với thường dân ở đền thiêng ảnh 2

Cặp đôi cô dâu và chú rể đã tiến vào ngôi đền. Họ đã thực hiện các nghi thức truyền thống theo Thần đạo của Nhật Bản bao gồm nghi thức trao nhẫn cưới và cùng nhau uống một ly rượu sake, loại rượu truyền thống của Nhật Bản.

Công chúa Nhật Bản kết hôn với thường dân ở đền thiêng ảnh 3

Công chúa Ayako để tóc chải phồng và rẽ ngôi giữa, buộc phần đuôi theo phong cách thời Heian. Cô mặc một bộ trang phục truyền thống với hoạt tiết đèn lồng màu xanh và đỏ trong khi chú rể Moriya mặc một chiếc áo vest đuôi tôm.

Công chúa Nhật Bản kết hôn với thường dân ở đền thiêng ảnh 4

Phụ nữ khi gả vào Hoàng gia Nhật Bản sẽ trở thành thành viên hoàng tộc, nhưng với những thành viên Hoàng gia chọn cưới dân thường, họ sẽ mất đi địa vị. Ngày 26/10, Công chúa Ayako đã thực hiện nghi lễ “Choken-no-Gi” chào tạm biệt Nhật Hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko trước khi kết hôn. Cô mặc một chiếc váy trắng kiểu Phương Tây và đội vương miện.

Công chúa Nhật Bản kết hôn với thường dân ở đền thiêng ảnh 5

Vào buổi sáng cùng ngày, cô thực hiện nghi lễ mang tên:” Kashikodokoro-koreiden-shinden-ni-essuru-no-gi” nhằm từ biệt tổ tiên gia đình Hoàng gia. Cô mặc trang phục truyền thống màu đỏ và đi lễ tại 3 khu vực linh thiêng trong cung điện Hoàng gia gồm Kashikodokoro, Koreiden và Shinden.

Công chúa Nhật Bản kết hôn với thường dân ở đền thiêng ảnh 6

Công chúa Ayako sinh ngày 15/9/1990 và là con gái thứ ba của Hoàng tử Takamado - người qua đời năm 2002. Cô là người có niềm đam mê rất lớn với các môn thể thao như bóng đá và trượt tuyết.

Công chúa Nhật Bản kết hôn với thường dân ở đền thiêng ảnh 7

Đám cưới của Công chúa Ayako thu hút được rất nhiều sự quan tâm của giới truyền thông và công chúng.

Công chúa Nhật Bản kết hôn với thường dân ở đền thiêng ảnh 8

Công chúa Ayako tốt nghiệp Đại học Quốc tế Josai ở tỉnh Chiba và nhận bằng thạc sĩ vào năm 2016. Hiện Công chúa Ayako đang làm việc với vai trò nghiên cứu tại Khoa Nghiên cứu Công tác Xã hội tại Đại học Quốc tế Josai.

Công chúa Nhật Bản kết hôn với thường dân ở đền thiêng ảnh 9

Theo truyền thông Nhật Bản, Công chúa Ayako quen vị hôn phu thông qua sự mai mối của chính mẹ đẻ. Công chúa Hisako quen với con rể tương lai khi cả 2 cùng tham gia vào các sự kiện của một tổ chức phi chính phủ chuyên hỗ trợ trẻ em tại các nước đang phát triển. Chính vì vậy, vào năm 2017, bà đã giới thiệu con gái với anh Moriya. Sau đó, cả hai đã cảm mến nhau và tìm thấy những điểm chung về sở thích, cũng như đồng điệu trong tâm hồn và tiến đến quyết định kết hôn.

Công chúa Nhật Bản kết hôn với thường dân ở đền thiêng ảnh 10

“Tôi không có cảm giác là chúng tôi mới chỉ gặp nhau lần đầu”, Công chúa Ayako hồi tưởng lại giây phút cô gặp vị hôn phu trong buổi gặp mặt báo chí hồi tháng 9. Chú rể Moriya nói rằng anh bị thu hút bởi sự nhẹ nhàng, tinh tế của vợ. “(Từ giây phút đó), tôi biết là mình muốn dành cả cuộc đời mình với cô ấy”.

Công chúa Nhật Bản kết hôn với thường dân ở đền thiêng ảnh 11

Sau khi kết hôn với và từ bỏ địa vị hoàng gia, Công chúa Ayako sẽ nhận được 106,75 triệu yên Nhật (gần 1 triệu USD) từ chính phủ để đảm bảo cô vẫn duy trì tiêu chuẩn sống cao cấp dù đã trở thành dân thường.

Công chúa Nhật Bản kết hôn với thường dân ở đền thiêng ảnh 12

Công chúa Ayako cúi đầu chào tạm biệt mẹ, Công chúa Hisako.

Theo Theo Dân trí
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.